Chữa hoa mắt, chóng mặt khi ngồi xuống bằng phương pháp dân gian
Chữa hoa mắt, chóng mặt khi ngồi xuống bằng phương pháp dân gian, 46069, Nguyễn Thu Hương Blog MuaBanNhanh
Biểu hiện khi bị hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt thường gặp ở những người làm việc với cường độ cao, căng thẳng, ngồi lâu một tư thế… Với cơn hoa mắt chóng mặt nhẹ, người bệnh thấy hơi choáng váng, vận động không bình thường khi nằm, ngồi, đứng, đi lại. Với cơn vừa người bệnh cảm thấy khó chịu và khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc vị trí lảo đảo như người say rượu, nhìn mọi vật không còn cố định, có thể buồn nôn hoặc nôn. Với cơn nặng người bệnh rất khó khăn khi thay đổi tư thế (ví dụ: nằm ngửa sang nghiêng), không thể ngồi dậy, đi lại, đầu óc như bị chèn ép lại, nếu đi phải có người đỡ không sẽ ngã, nôn mửa có khi dữ dội, nhìn mọi vật quay cuồng do rung giật nhãn cầu vì vậy người bệnh luôn nhắm mắt, sợ ánh sáng hoặc tiếng động.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên triệu chứng hoa mắt chóng mặt
– Nhóm do bệnh về máu và tim mạch (như thiếu máu não, bệnh tim mạch).
– Nhóm do bệnh thần kinh: nhóm này ngoài các triệu chứng hoa mắt chóng mặt còn có các triệu chứng khác như ù tai, rung giật nhãn cầu.
Chứng hoa mắt chóng mặt có thể khiến người bệnh bị tai nạn, té ngã dẫn đến chấn thương sọ não. Khi bị hoa mắt chóng mặt, bạn nên ngừng mọi việc đang làm. Nên chọn chỗ nằm thoáng mát, bằng phẳng (nếu đang lưu thông trên đường thì khóa xe, nằm nghỉ trên lề, yêu cầu người xung quanh giúp đỡ) và hít thở sâu. Sau đó nên đi khám bệnh. Phương hướng hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả là CT scaner, cộng hưởng từ, điện não đồ…
Khắc phục tạm thời khi bị hoa mắt chóng mặt
1. Với cơn hoa mắt chóng mặt nhẹ: Người bệnh không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột, có thể kết hợp ấn huyệt, dùng cao dán, nghỉ ngơi tại chỗ.
2. Với cơn vừa: Nên uống 1 chút nước gừng, dùng gừng tươi khoảng 10g, rửa sạch, giã nhỏ, đổ khoảng 100-150ml nước thật sôi, quấy đều, gạn lấy nước và thêm vào một thìa đường kính đủ ngọt đậm và uống ngay lúc còn nóng.
3. Với cơn nặng: Uống nước gừng tươi như trên và cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Để phòng bệnh lâu dài, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, tập luyện thể thao và có 1 chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Về tập luyện, chú ý các động tác
– Tập đầu: Nghiêng hết cỡ sang phải rồi sang trái, ngửa lên và cúi xuống và quay tròn đầu, tối thiểu mỗi cử động là 10 lần.
– Chạy bộ nhẹ nhàng: (không chạy đứng tại chỗ) chạy đi chạy lại được khoảng 10 phút.
– Đánh tay: Cúi người xuống, tay với tới chân, đánh 2 tay về phải rồi về trái hết cỡ đồng thời quay cả mặt về phía đánh tay, mỗi phía 10 lần. Đứng thẳng người, dạng chân vừa phải, hai tay giơ thẳng ngang tầm mắt, đánh 2 tay về phải rồi về trái như trên (lưu ý là phải quay cả mặt).
– Tập thở: Sử dụng phương pháp thở PEITH (nén oxy bão hòa): Hít không khí qua đường mũi đến mức tối đa, hơi phình bụng, nín thở, lên gân cốt (gồng người) như lực sĩ thể hình, tự đếm từ lúc nín thở làm sao được 20 rồi 30 hoặc hơn. Khi không thể nín thở được nữa, thở mạnh ra bằng miệng và thư giãn. Mỗi lần tập cần được thở tối thiểu 5 lần, thở vào buổi sáng khi tập thể dục, nếu cần thì thở 1 lần nữa trước khi đi ngủ ở tư thế nằm, ngồi hoặc đứng đều được. Thở như vậy sẽ làm tăng bão hòa ôxy cho máu động mạch.
Về chế độ dinh dưỡng
Hạn chế thức ăn và đồ uống có cồn, quá nhiều đường hay hàm lượng muối cao. Ngoài ra cần bổ sung các loại vitamin B, C, E (chống oxi hóa), acid béo omega- 3 (có nhiều trong cá), ma giê, canxi để tăng khả năng miễn dịch…
Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống
Triệu chứng xanh xao, huyết áp thấp và chóng mặt mỗi lần đứng lên ngồi xuống có thể là biểu hiện khí huyết suy. Theo Đông y, có thể dùng đương quy, hương phụ sắc lấy nước uống.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, một số bài thuốc Đông y sau có thể hạn chế tình trạng xây xẩm mặt mày khi đứng lên ngồi xuống.
Bài thuốc 1
Đương quy: 30g, hương phụ: 20g, sắc cùng một lít nước. Khi nước cạn còn 300 ml chia thành 2 phần uống trong ngày. Uống chừng 3-5 ngày thì triệu chứng chóng mặt này sẽ thuyên giảm. Nên duy trì uống trong vòng 7-15 ngày để hiệu quả cao.
Theo Đông y, khí huyết suy biểu hiện chóng mặt, huyết áp thấp thường xảy ra trong hoặc sau khi hành kinh. Tốt nhất là nên uống trước thời kỳ hành kinh. Hương phụ có tác dụng hành khí giúp khí huyết lưu thông, đương quy có tác dụng bổ huyết.
Bài thuốc 2
Tứ vật thang có tác dụng bổ huyết với 4 vị gồm xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa. Ngoài ra, thang bổ khí huyết bát trân thang gồm 8 vị gồm 4 vị ở tứ vật thang và tứ quân thang là sâm các loại, phục linh, bạch truật, cam thảo.
Các vị thuốc này sử dụng liều lượng 6-20 g mỗi loại, sắc cùng một lít nước và để cạn còn 300 ml uống ngày 2-3 lần. Tùy biểu hiện bệnh và thể trạng của từng người mà có thể gia giảm hoặc thay đổi liều lượng vị thuốc cho phù hợp.
Theo Khỏe khỏe
Nguyễn Thu Hương Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.