Kinh nghiệm khi mua ô tô cũ
Kinh nghiệm khi mua ô tô cũ, 79541, Ms. Bích Ngọc Blog MuaBanNhanh
Kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ xe
Khi mua xe ô tô cũ ta nên lưu ý những gì? Sau đây là những kinh nghiệm của người sử dụng mời bạn tham khảo
“Bạn nên mua xe có tuổi đời 4 năm về trước vì những chiếc xe có tuổi đời khoảng 4 năm thì có sức tiêu thụ mạnh nhất. Bởi chất lượng những chiếc xe này còn khá tốt nhưng mức giá giảm so với xe mới rất nhiều. Nếu như phải thay thế một số linh kiện hỏng hóc thì cũng không nhiều vì phần lớn các phụ tùng, linh kiện đều đang trong tình trạng tốt”. Anh Biên chia sẻ.
“Là người mua xe, không chỉ đi loanh quanh chiếc xe và ngó bên phải, trái, bên trong, bên ngoài mà hãy lái thử. Việc này vô cùng quan trọng. Chính trong quá trình vận hành, người mua xe có cảm giác chính xác về chiếc xe mà mình đang quan tâm. Do vậy, khi mua xe, không nên ngần ngại đề nghị chủ sở hữu xe cho phép bạn lái thử”. Anh Hữu chia sẻ.
“Khi kiểm tra xe đã từng bị tai nạn chưa rất đơn giản: bạn chỉ cần để ý đến nước sơn và phần khung xe là biết ngay. Nếu va chạm ở mức độ nhẹ sẽ bị xước sơn, còn va chạm ở mức độ mạnh sẽ ảnh thưởng đến sắt xi và khung xe, thậm chí đến cả máy và gầm xe”. Anh Minh chia sẻ.
“Nếu quan sát bằng mắt bạn có thể phát hiện ra xe đã được phục hồi hay chưa, mới phục hồi hoặc phục hồi đã lâu trong khoảng thời gian bao lâu. Nếu xe mới phục hồi thì sẽ hơi khó phát hiện, bạn cần phải quan sát thật kỹ và so với chiếc nguyên bản để có thể dễ phát hiện hơn. Nếu xe đã phục hồi trong vòng trong khoảng thời gian nào đó 6 tháng chẳng hạn, thì các lớp sơn sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị bong tróc.” Anh Bền chia sẻ.
Khi chi phí cho việc mua xe mới còn quá cao, nhiều người lựa chọn mua xe đã qua sử dụng. Dưới đây là những kinh nghiệm cơ bản trích từ bài viết “Những kinh nghiệm 'vàng' khi mua ô tô cũ” – theo Zing
Phần 1: Kiểm tra thân vỏ và nội thất xe
Người mua xe ôtô cũ từ xưa đến nay vẫn có thể có nhiều cách để tìm cho mình một chiếc xe ưng ý. Có người thì tìm mua của người quen, bạn bè giới thiệu, trong khi có người thì qua các kênh giao bán trực tuyến, qua báo chí, và cũng không ít người tìm đến những showroom kinh doanh chuyên nghiệp để có thể thoải mái với nhiều lựa chọn hơn.
Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bài viết có thể giúp một độc giả trở thành những người sành sỏi, mà chỉ là những gợi ý cơ bản để tránh phạm những sai lầm đáng tiếc.
Những gì có thể làm ngơ?
Dù là hình thức mua bán nào đi nữa, thì tâm lý chung của hầu hết người bán là tìm cách làm cho chiếc xe của mình trông bóng bẩy, sạch sẽ, để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy, những người mua xe cũng cần phải biết làm gì và không bị nước sơn bề ngoài hào nhoáng làm lóa mắt.
Tiếp đó, số km hiển thị trên đồng hồ tốc độ cũng sẽ chẳng có ý nghĩa trong rất nhiều trường hợp. Thực tế là việc đảo số trên đồng hồ để hòng “lòe” những khách hàng “gà mờ” vẫn thường xuyên diễn ra đối với những người bán muốn tung hỏa mù, khiến người mua không còn nhận biết rõ ràng về tình trạng sử dụng thực của xe. Điều này thường hay xảy ra đối với những chiếc xe đã được sử dụng quá nhiều, thậm chí bị khai thác tối đa nhưng hình thức thì còn tốt, như xe kinh doanh vận tải, xe cũ nhập khẩu, xe cho thuê của các công ty,…
Những gì không thể bỏ qua?
Trong khi nước sơn bề ngoài (hình thức) hay con số hiển thị trên công-tơ-mét là những vấn đề đôi khi không có nhiều ý nghĩa trong việc chọn mua xe cũ thì có những khía cạnh đặc biệt quan trọng mà người mua cần xem xét kỹ càng. Đó là:
- Nguồn gốc xuất xứ xe
Đây là vấn đề quan trọng số 1 đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng, như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm (nếu có),… Nó không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.
Thông thường, người mua xe đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm những khoản chi phí (thuế trước bạ, tính theo giá trị xe cũ do cơ quan thuế quy định) để chuyển quyền sở hữu hợp pháp, và số tiền có thể sẽ chênh lệch rất nhiều nếu giấy đăng ký xe ở các địa phương khác nhau.
- Tình trạng thân vỏ
Toàn bộ vỏ xe có thể được tân trang bắt mắt, nhưng có những vị trí mà cả những người thợ lành nghề trong lĩnh vực này cũng không để ý hoặc không thể khắc phục. Đó là mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái (chứ không phải ở các vị trí khác). Một chiếc xe sử dụng nhiều thì chi tiết này sẽ mòn nhiều, thậm chí là mòn nhiều nhất trong số tất cả các chi tiết ngoại thất xe.
Tiếp đó, hãy quan sát chốt cửa trên trụ B và ngoàm trên cánh cửa cạnh ghế lái. Mức độ mòn của các bộ phận này là bằng chứng sống động về thực trạng sử dụng của xe mà không một biện pháp nào có thể che giấu.
Những vị trí nhạy cảm trên thân vỏ sẽ không chỉ cho biết chiếc xe đó được sử dụng như thế nào, mà còn lưu dấu ấn trong các vụ va chạm. Những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, hay dè chắn bùn là những chỗ hay đọng nước và bùn bẩn và sẽ bị hoen rỉ trước tiên.
Nhưng điều quan trọng hơn thế là những vị trí này thường không thể phục hồi như nguyên bản khi đã bị móp méo do đâm đụng. Hãy nhớ rằng hầu hết các dòng xe hiện đại đều sử dụng kết cấu khung gầm và thân vỏ dạng không gian và được hàn bằng ro-bot, rất phẳng, đều và không thể thay mới cho dù bị hư hỏng nặng do va chạm. Chính vì vậy, bất kể mối hàn lạ hay vị trí biến dạng bất thường nào cũng đều là những dấu hiệu khả nghi. Khung kính phải khít, không bị vênh váo, lên xuống kính trơn tru.
Cần quan sát thật kỹ và so với chiếc nguyên bản để có thể dễ phát hiện hơn xe đã qua phục hồi
- Tiện nghi nội thất
Bước vào bên trong một chiếc xe đã qua sử dụng, người mua trước tiên cần quan sát tổng thể để có sự đối chiếu sự xuống cấp hay bạc màu khác nhau ở các vị trí khác nhau. Bề mặt trên của táp-lô là khu vực dễ bị bạc màu nhanh nhất do gần kính lái nhất, hứng nhiều bụi bặm, thường xuyên bị nắng nóng, trong khi lại ít được chăm chút trong quá trình vệ sinh nội thất xe. Trên một chiếc xe còn tốt, các phần ốp táp-lô hay tap-pi cửa, trần xe, bệ trung tâm phải chắc chắn.
Bên cạnh đó, sự xuống cấp của ghế lái và vô-lăng là hai phần luôn luôn song hành với tần suất sử dụng xe. Với một chiếc xe đã bị sử dụng nhiều, nệm mút của ghế lái sẽ bị nhũn hơn, thậm chí là bị bẹp chứ không căng với các ghế còn lại.
Nếu là ghế bọc da, thì phần đỡ đùi dưới và hay bên lưng ghế (nơi thường xuyên tiếp xúc với cánh tay người lái) sẽ bị bong mặt hoặc rạn nứt khi sử dụng nhiều. Tùy theo chất lượng nội thất mà sự xuống cấp diễn ra nhanh hay chậm. Với những xe đã được bọc lại nội thất, thì nệm mút bị nhão là dấu hiệu còn lại để có thể nhận biết. Vô-lăng nhẵn bóng ở những vị trí tay cầm, hay lớp bọc da bong tróc cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.
Với những dòng xe vẫn dùng chìa khóa thông thường thì chiếc chìa khóa và ổ khóa điện cũng là những chi tiết biết nói. Người mua xe cần xem chiếc chìa đã mòn hay chưa, ổ khóa có bị rơ lỏng hay không, và việc vặn chìa khóa có còn trơn tru hay không.
Sau phần kiểm tra xe thì một điểm bạn cần lưu ý nếu xe bạn đang định mua được đăng ký trong khoảng thời gian từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2010 thì cần phải yêu cầu người bán đưa thêm bộ hồ sơ tự quản. Điều này sẽ tránh cho bạn gặp phiền phức khi làm hồ sơ sang tên xe.
Ngoài ra, có một số trường hợp xe đang được cầm cố trong ngân hàng, người mua xe nên hỏi và nắm rõ việc giải quyết các thủ tục ngân hàng trước khi ra ông chứng mua bán.
“Giá xe ở nước ta rất đắt, số tiền bỏ ra để mua một chiếc về, chúng ta hài lòn xe là cả một gia tài. Do vậy, cần phải kiểm tra kỹ càng, càng nhiều chi tiết càng tốt để sau khi muag với chiếc xe sẽ gắn bó với mình nhiều năm sau này". Anh Tâm chia sẻ.
Trên đây là những kinh nghiệm cơ bản về quy trình kiểm tra xe ô tô cũ, sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm, những kiến thức về việc mua xe đã qua sử dụng.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Ms. Bích Ngọc