Có hay không chuyện ăn mỳ ăn liền sẽ hói đầu và thậm chí bị ung thư?
Có hay không chuyện ăn mỳ ăn liền sẽ hói đầu và thậm chí bị ung thư?, 63523, Nguyễn Thu Hương Blog MuaBanNhanh
Thường ngày cách bao lâu bạn ăn mỳ ăn liền một lần?
Đối với sinh viên, mỳ ăn liền là món ăn không thể thiếu, lúc lười ra ngoài hoặc trời mưa to, bạn chỉ cần bóc gói mỳ cho vào tô, thêm ít nước nóng là đã có một bữa ăn ngon lành rồi.
Thế nhưng rất nhiều người nói rằng ăn mỳ ăn liền sẽ bị hói đầu, và thậm chí còn bị bệnh ung thư. Liệu lời đồn đại này có thật hay không?
Cùng xem những lời giải thích dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Quan niệm 1: Ăn mỳ ăn liền là ăn cả một đống chất bảo quản vào trong người?
Đáp án: NO!
Những gói mỳ trong siêu thị trong quá trình đóng gói đều phải đạt tiêu chuẩn không chứa chất bảo quản nhưng lại có thể giữ được rất lâu. Chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ Trần Dịch Hàn, làm việc tại bệnh viện Canh Tân, thuộc thành phố Tân Điện, Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, đây là do các xí nghiệp đã dùng dầu ăn để chế biến những sợi mỳ tươi thành các bánh mỳ ăn liền, theo đó sẽ loại bỏ được lượng nước trong mỳ ăn liền.
Và như vậy, trong môi trường thiếu nước, vi khuẩn sẽ không thể sinh sản được, từ đó giúp bảo quản mỳ được lâu hơn. Vì vậy, quan niệm ăn mỳ ăn liền sẽ ăn cả chất bảo quản vào trong người là hoàn toàn sai.
Quan niệm 2: Ăn mỳ có dầu sẽ bị ung thư, ăn mỳ không có dầu mới an toàn?
Câu trả lời: NO! Ăn cả hai loại đều không bị ung thư.
Hiện nay, có hai cách để chế biến nên mỳ ăn liền đó là có dầu và không có dầu.
Cách chế biến mỳ không có dầu đó là dựa trên phương thức làm khô, còn cách chế biến mỳ có dầu đó là: để tránh việc mỡ bị ôi thiu, trong quá trình chế biến sẽ tăng thêm hàm lượng chống chất BHA (vitamin E), chất chống đồ ăn bị oxy hóa BHT, tuy nhiên hàm lượng chất bảo quản hoàn toàn phù hợp với điều kiện đảm bảo vệ sinh trong nước nên khi người đọc sử dụng không cần lo lắng. Vì vậy, cả hai loại mỳ đều không dẫn đến căn bệnh ung thư.
Quan niệm 3: Ăn nhiều mỳ ăn liền sẽ bị hói đầu?
Đáp án: NO! Hói đầu là do thiếu chất dinh dưỡng mà thôi.
Trên mạng có đăng tải thông tin rằng, mỳ ăn liền có chứa hàm lượng chất bảo quản cao, sau khi nó được hấp thụ vào người sẽ không thể phân giải, từ đó dẫn đến hiện tượng bị hói đầu. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
Bác sỹ Trần Dịch Hàn nói rõ, những người bị hói đầu nguyên nhân chủ yếu là do người đó ăn mỳ trong thời gian dài dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng cho tóc, thiếu protein, khiến tóc không mọc được.
Bác sỹ còn bổ sung thêm, có người cho thêm trứng vào khi ăn mỳ và ăn khi trứng còn chưa chín, thói quen này sẽ làm cản trở sự sinh trưởng của tóc cũng như của cơ thể. Nếu ăn mỳ ăn liền trong thời gian dài (bác sỹ nhấn mạnh là thời gian dài) sẽ dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng và từ đó gây nên tình trạng hói đầu.
Quan niệm 4: Trong túi đựng mỳ có chứa sáp gây nên ung thư?
Đáp án: NO! Khoa học chưa chứng minh
Bác sỹ Trần Bác Thần, chuyên gia khoa y học gia đình bệnh viện Lập Vạn Phương, thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, sáp trong túi gói mỳ là chất có thể ăn được, nó được trao đổi thông qua hệ thống gan thận khỏe mạnh, từ dạng mỡ chuyển thành dạng nước đồng thời bài tiết ra khỏi cơ thể. Ông lấy ví dụ, có một số hoa quả trên thị trường có chứa chất sáp khiến hoa quả trông ngon hơn và láng mịn hơn.
Nếu ăn phải thức ăn có chứa lượng sáp quá nhiều sẽ dẫn đến các căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với căn bệnh ung thư thì cho đến nay vẫn chưa có sự chứng nhận của bác sỹ.
Nếu không muốn ăn phải chất sáp, tốt nhất nên tránh ăn những loại mỳ đã được đóng trong bát sẵn, khi nấu mỳ nên tránh dùng bát giấy.
Quan niệm 5: Khi nấu mỳ cho các gói gia vị vào trước sẽ dẫn đến ung thư?
Đáp án: NO! Dù là cho trước hay cho sau cũng đều không bị ung thư.
Nhiều người cho rằng, gói gia vị nên cho vào sau cùng bởi nếu để quá 10 phút sẽ biến thành chất gây ung thư.
Bác sỹ Trần Dịch Hàn chỉ rõ, việc cho gói gia vị vào trước hay sau đều không bị biến thành chất gây ung thư, hơn nữa,điều kiện để mỳ chính bị biến thành chất gây ung thư là phải cho nước nóng hơn 200 độ C hoặc nấu mỳ trong thời gian hơn 1 tiếng.
Bác sỹ Trần kiến nghị nên nấu mỳ trên bếp ga chứ không nên cho mỳ vào tô rồi đổ nước nóng vào bởi khi đó, hơi trong mỳ sẽ bay lên không trung trong quá trình nấu và không có hại cho sức khỏe .
Đem đổ nước đầu tiên khi nấu mỳ, sau đó lại đổ thêm nước vào lần hai, khi đó mới ăn sẽ tốt cho sức khỏe. Bởi đổ nước đầu tiên đó đi sẽ loại bỏ được chất chống oxy hóa, chất ổn định trong mỳ, đồng thời giảm bớt gánh nặng khi hấp thụ vào cơ thể.
Mặc dù mỳ ăn liền không độc hại nhưng để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không nên ăn mỳ quá nhiều. Nếu bắt buộc phải ăn thì nên chỉ ăn một lần trong ngày, hơn nữa, có thể kết hợp với các món ăn từ thiên nhiên như rau sạch để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Bác sỹ Trần Dịch Hàn bày tỏ quan điểm, vấn đề căn bản không phải ở chỗ mỳ ăn liền mà nằm ở lương tâm của người chế biến ra mỳ.
Theo Một thế giới
Nguyễn Thu Hương Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.