Triết lý hạt đậu phộng: Nhỏ và lớn
Triết lý hạt đậu phộng: Nhỏ và lớn, 84705, Tân Tân Ngon Ngon Blog MuaBanNhanh
So sánh quy mô kinh tế giữa "hạt đậu phộng" và "bất động sản"
Một dự án bất động sản với diện tích 100 hec-ta có quy mô doanh thu vài tỷ USD vận hàng trong 5 đến 10 năm. Như vậy doanh thu trung bình hằng năm cũng có thể lên đến hàng tỷ USD mỗi năm. Con số này hầu hết với chúng ta khi nghe đến thì ai cũng thấy là quá lớn với một doanh nghiệp Việt Nam. Tỷ phú số một Việt Nam hiện nay với tài sản trên 3 tỷ USD cũng đi lên từ bất động sản.
Trong bối cảnh so sánh của năm 2017, một xu hướng dư luận sôi nổi bàn về chiến lược giữa doanh nghiệp, thương hiệu và tỷ phú người Thái, so với chiến lược kinh doanh hiện nay của các đại gia (tỷ phú) Việt Nam.
Cụ thể hơn trong loạt bài viết chủ đề liên quan trên báo The Leader (.vn) tác giả có bài viết về cuộc đua song hành giữa Việt Nam và Thái Lan, cũng như sự lấn sân của các Tập đoàn Thái Lan tại Việt Nam, chúng ta thấy hầu hết (9/10) tỷ phú hàng đầu Thái Lan đi lên từ hàng tiêu dùng, du lịch và dịch vụ, chỉ có 1 tỷ phú đi lên từ bất động sản. Hơn nữa quy mô tài sản và doanh thu của các tập đoàn Thái Lan hơn gấp 5 lần tỷ phú của Việt Nam, những người chủ yếu là làm bất động sản.
Điều này cho thấy người Thái đã đi trước trong chiến lược chinh phục thị trường thế giới bằng sản phẩm hàng tiêu dùng, những mặt hàng thường có giá trị đơn vị sản phẩm nhỏ như bánh snack, chai bia, hạt đậu phộng, lon nước tăng lực… hay nói rằng nhỏ như ‘hạt đậu phộng’ chứ không to lớn như các dự án "bất động sản" của các đại gia tỷ phú Việt Nam.
Đậu phộng nước cốt dừa Tân Tân, có thể sánh ngang với đậu phộng cùng loại vị Tomyam của Thái Lan với cơ hội cạnh tranh 50:50 tại các thị trường lớn.
Vậy bí mật của doanh thu khủng từ những sản phẩm nhỏ bé như "hạt đậu phộng" là gì?
Tại Việt Nam, những sản phẩm nhỏ bé như kẹo (chewing gum) Doublemint hay Cool Air và Poca… có thị trường bán lẻ là 250.000 điểm bán. Nếu bạn làm một bài toán sơ đẳng với doanh số trung bình hàng ngày và hàng tháng của 1 trong số 250.000 điểm bán, sẽ phát hiện ra điều bất ngờ, là doanh thu của mỗi mặt hàng nói trên có thể lên đấn hàng trăm tỷ Đồng mỗi tháng, nghĩa là lên đến hàng nghìn tỷ Đồng một năm, nghĩa là không thua kém doanh thu trung bình hàng năm của một công ty bất động sản quy mô vừa hiện nay.
Tuy nhiên điều khác biệt vẫn còn chưa được đề cập… Đó là bạn không thể ‘xuất khẩu’ sản phẩm bất động sản, trong khi các sản phẩm như đậu phộng Tân Tân, mít sấy Vinamit, kẹo dừa Bến Tre, bánh đậu xanh Hải Dương, cà phê Trung Nguyên G7… thì đã và đang được xuất khẩu ra thị trường quốc tế (thậm chí hàng trăm nước). Doanh thu của các sản phẩm vừa kể có cơ hội nhân lên gấp 10 lần doanh thu trong nước theo con đường mở rộng thị trường xuất khẩu tăng đều hàng năm.
Nói ngắn gọn, hạt đậu phộng nước cốt dừa nhỏ bé (Tân Tân) hay sản phẩm mít sấy, chuối sấy (Vinamit) đã và đang có cơ hội chinh phục thị trường hàng tỷ dân như Trung Quốc, hàng trăm triệu dân như Nga và Đông Âu…
Đó chính là sự khác biệt về mặt chiến lược toàn cầu của hạt đậu phộng nhỏ bé, và dự án bất động sản to lớn. Và vì thế cũng dễ hiểu tại sao các tỷ phú Thái Lan hiện đang vượt mặt các tỷ phú Việt Nam từ 5 đến 10 lần về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Vì trong khái niệm ‘thị trường’ của bối cảnh đại dương xanh hay toàn cầu hóa, chỉ có duy nhất ‘một thị trường’ cho tất cả, và đó chính là thị trường toàn cầu (global market).
Global thinking với hạt đậu phộng
Cơ chế của global thinking (tư duy toàn cầu) không có gì xa lạ khi từ đầu thế kỷ 20 nhà công nghiệp tiên phong Henry Ford đưa ra học thuyết "kinh tế quy mô" (economic of scale) bằng quy mô kích thước thị trường rộng lớn, sẽ làm giảm thiểu chi phí tạo ra chiến lược giá cạnh tranh để chinh phục thị trường của số đông người tiêu dùng (mass market) và đó chính là bí quyết mà các tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) làm bí quyết kinh doanh toàn cầu, với Unilever, Procter & Gamble, Nestlé, Coca-Cola, PepsiCo, Wrigley…
Những bài toán nhẩm tính đại khái như: thị trường 100 triệu người (lấy 10% là 10 triệu) mỗi tháng ăn 1 gói đậu phộng 5000Đ thì doanh thu mỗi tháng là: 10 triệu (x) 5000Đ = 50 tỷ Đồng/tháng, doanh thu năm có thể là 600 tỷ Đồng.
Chỉ riêng thị trường Nga, mỗi tháng Tân Tân xuất đi 30 container (loại 40 feet) với doanh thu vài chục tỷ Đồng.
Tuy nhiên bí quyết vận hành hệ thống tinh vi để thu tiền lẻ từ 10 triệu người tiêu dùng hàng tuần, hàng tháng thông qua một mạng lưới phân phân phối, bán lẻ… khắp hàng trăm nghìn điểm bán trải rộng khắp cả nước mới chính là bí quyết thành công.
Chiến lược của Poca và Pringles
Trong phân khúc thị trường bánh snack cho trẻ em (miền Bắc thường gọi là bim-bim) hiện dẫn đầu là nhãn hàng Poca của PepsiCo (hiện do Suntory đồng sở hữu) đang có mặt tại hầu hết các hang cùng ngõ hẻm thị trường, từ tủ thuốc lá cho đến tiệm tạp hóa, quán nước vỉa hè… Một con số đã kiểm tra thì số lượng điểm bán lên đến 275.000 điểm.
Đối với những người làm lâu năm trong ngành FMCG tại công ty đa quốc gia thì chiến lược này không có gì lạ, cũng như bí quyết vận hành hệ thống phân phối đó.
Trong cùng một ngành hàng (category) nhãn hàng Oishi cũng không thua kém về độ phủ thị trường, có thể lên đến 60% trong khi độ phủ của Poca là 90% có thể so với độ phủ của bột giặt OMO trong ngành hóa phẩm gia dụng…
Để có được một độ phủ thị trường lý tưởng như vậy cần phải duy trì một hệ thống lực lượng sales trực tiếp và cả gián tiếp với số lượng lên đến vài trăm người, có khi là hàng nghìn người bao phủ khắp 63 tỉnh thành. Và kết quả như chúng ta thấy, đó là dòng tiền mang về đều đặn như nước chảy, hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần… không ngừng nghỉ; tiền lãi nhỏ nhoi của mỗi gói bánh snack (Poca) hay gói đậu phộng (Tân Tân) chỉ như một giọt nước; nhưng kết quả dòng tiền thì mạnh mẽ như là cơn mưa rào… Trong dòng chảy này, thật ra thì sản phẩm ‘snack tôm cay’ đã đó từ những năm 90, và đó là hàng Thái Lan.
Đối với Pringles thì câu chuyện thương hiệu đã đi vào lịch sử, được trình chiếu trên phóng sự của cả NatGeo và Discovery. Một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ củ khoai tây cho đến dây chuyền tự động hóa cao độ, tinh vi đến mức in cả logo lên từng lát khoai mỏng dính. Cũng như snack Poca, khoai tây Pringles có mặt hơn 150 quốc gia và là món ăn dặm phổ biến khắp thế giới. Câu chuyện có điều tích cực khi tại Việt Nam chúng ta đã thấy một nhãn hàng tương tự có giá bán khá cạnh tranh và có mặt hầu hết các điểm dừng du lịch, đó chính là Slides của Kinh Đô.
Tân Tân Ngon Ngon Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.