Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải nhớ những điều sau, nếu không hối hận không kịp
Thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải nhớ những điều sau, nếu không hối hận không kịp, 74410, Lavender Blog MuaBanNhanh
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa:
1. Tuy bàn thờ thường được đặt dưới đất, nhưng đã là thần thì vị nào cũng ưa sự sạch sẽ, tinh khiết, kị uế khí, dơ bẩn. Do đó, phải thường xuyên lau chùi khu vực thờ cùng, bàn thờ cũng như tắm rửa tượng các vị này bằng nước sạch hoặc lau bằng nước gừng. Khi trời mưa to, có thể đặt tượng các vị và tượng Cóc tài lộc vào thau sạch và đem đặt ngoài trời 15 phút để dùng nước mưa - đại diện cho Thiên, cho Dương khí mà tẩy trần. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm rồi thắp hương mà thành tâm khấn vái cầu xin. Qua nhiều lần sẽ thấy linh nghiệm.
2. Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , đồ lễ có thể đa dạng, cầu kỳ có, đơn giản có: bánh hỏi, thịt quay, trái cây như chuối, bưởi... nhưng các vị này thích nhất là đồ có vị ngọt. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa bán sẵn ở những tiệm hàng mã, trong đó có tiền Quý Nhân (là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này ngoài Bắc không có bán.
3. Khi mới lập bàn thờ, để tụ linh khí nên thắp nhang, thắp đèn liên tục trong 100 ngày. Những ngọn đèn trên bàn thờ là để dẫn đường cho các vị Thần giáng xuống trần nên tuyệt đối không tắt đi. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước sạch vào bộ ly sứ cúng và thắp một nén nhang. Muốn cầu khẩn điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Vào ngày rằm, lễ, Tết thì thắp 5 nén theo hình chữ thập. Tốt nhất, nên chọn loại nhang cuốn tàn, sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ được khí. Chỉ rút chân nhang vào 23 tháng Chạp âm lịch, và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ, mang lại âm khí sẽ ảnh hưởng tới việc làm ăn.
Trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải có những vật dụng sau:
Tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ
Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa bài vị có thể không có nhưng nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Từ ngoài nhìn vào bên trái là tượng ông Thần Tài, bên phải tượng là Ông Địa .
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
Ở giữa Thần tài, Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Cuối năm mới thay ba hũ này.
Bát nhang
Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang để thắp nhang hàng ngày hoặc khi co chuyện cần cầu khẩn. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nên dùng keo dán sắt dán chặt bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi việc sẽ trở nên không thuận lợi.
Lọ hoa tươi
Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, lọ hoa đặt bên tay phải, còn đĩa trái cây đặt bên tay trái nhìn từ ngoài vào. Thường nên cắm hoa cúc, hoa đồng tiền trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa. Tuyệt đối tránh để hoa giả, hoa khô héo.
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất. Bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
Tượng Phật Di Lặc
Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Bài viết mang tính chất tham khảo theo tín ngưỡng dân gian.
Sưu tầm
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.