Kinh nghiệm mua điện thoại Sony xách tay
Kinh nghiệm mua điện thoại Sony xách tay, 80159, Thanh_Dat_Fones Blog MuaBanNhanh
1. Tìm hiểu về người bán khi mua điện thoại Sony xách tay
Người bán là vấn đề ta cần quan tâm đầu tiên. Trước khi mua bạn lên kiểm tra số điện thoại người bán trên google người bán hay đọc lại các bài viết cũ của người bán xem họ có dính "phốt" chưa?
Thái độ giải quyết thế nào? Anh em đã giao lưu mua bán đánh giá họ ra sao ....Và tốt nhất là bạn nên chọn mua điện thoại giá rẻ tại các nơi bán hàng có uy tín hoặc quen biết sẽ là một lợi thế lớn.
2. Kiểm tra bên ngoài trước khi mua điện thoại Sony xách tay
Đây thường là bước ban đầu khi kiểm tra máy mà nhiều người không xem kỹ, nhưng nó cực kỳ quan trọng đặc biệt là khi mua xách tay.
Bạn nên kiểm tra:
- Đường viền, mặt kính có bị xước, vỏ bị móp méo không
- Mép kẽ, các đisểm giao tiếp có bị bụi không(Nhìn sát và kỹ)
- Ốc vít có bị bong tróc hay không...
- Khe hở giữa cách kẽ có nhỏ, và thẳng bằng nhau(chỗ rộng chỗ hẹp thì hãy xem chừng không những hàng dựng mà có thể bị lỗi với các cổng).
- Kiểm tra phụ kiện đầy đủ thường sẽ gồm: 1 tai nghe, 1 củ sạc, dây USB. Lưu ý với củ sạc bạn xem là 2 hay 3 chân, nếu không phù hợp có thể đổi lại (Nên kiểm tra trên mạng xem mày này thường dùng củ sạc gì).
3. Kiểm tra IMEI, xuất xứ điện thoại Sony xách tay
Sau khi kiểm tra vỏ bề ngoài thì bước tiếp theo để mua điện thoại Sony Xperia giá rẻ là các bạn nên check IMEI của máy, bằng cách mở bàn phím gọi điên lên và nhấn *#06# thông tin IMEI sẽ hiển thị lên và bạn so sánh với IMEI được ghi trên hộp, hoặc vào Cài đặt --> Giới thiệu về điện thoại --> Trạng Thái --> IMEI
Nếu IMEI của máy và vỏ hộp trùng nhau thì bạn có thể yên tâm hơn, một số máy có cả IMEI dưới khay sim bạn cũng có thể mở ra để so sánh. Đối với các máy chính hãng có thể check IMEI trên web bảo hành của Sony để kiểm tra thông tin bảo hành.
>> Cẩm Nang Mua Bán Điện Thoại Sony
4. Bạn nên xem các video mở hộp và kiểm tra phụ kiện điện thoại Sony xách tay
Mục đích của những video hay hình ảnh mở hộp sản các sản phẩm chúng tôi đăng tải không phải chỉ để cho các bạn xem cho vui, mà còn để cho các bạn thấy phụ kiện bên trong thực sự của mẫu máy đó cần phải có cái gì.
Hiện nay cũng có một số của hàng "ăn bớt" phụ kiện để giảm giá máy, chẳng hạn mẫu Xperia S mình thấy có chỗ bán không có kèm cáp HDMI và 2 chiếc Smartag, hoặc thậm chí họ còn nhập nhằng giữa chiếc sạc nhanh có cường độ dòng điện output là 1500mA thay vào đó là chiếc sạc thường chỉ có cường độ 850mA.
Đây đều là những phụ kiện ít người để ý đến, giả sử bạn không biết sau này cần dùng đên thì việc mua bổ xung nhưng phụ kiện trên là rất đắt tiền. Smartag đang có giá khoảng 150K – 200K một chiếc, cáp HDMI xịn đi kèm máy thì cũng phải 3-400K, chiếc sạc nhanh kia cũng có giá tương tự. Vì vậy nếu không "tỉnh" các bạn sẽ mua rẻ hóa đắt.
5. Kiếm tra phím bấm điện thoại Sony xách tay
Tránh trường hợp mang về nhà mới phát hiện nút bấm của vấn đề thì rất là phiền. Khi mở máy lên các bạn hãy check tất cả các phím bên cạnh hông máy và các phím điều hướng phía dưới của máy. Công đoạn này rất nhanh nhưng lại rất tốt, vì nếu hàng dựng thì vỏ máy được làm mới nhưng các phím cao su bên trong nút lại ít được để ý tới, do là máy đã qua sử dụng nên các phím này kém nhạy hơn, khi ấn độ đàn hồi kém.
6. Phần mềm điện thoại Sony xách tay
Không có gì nhiều để nói ở đây vì một chiếc máy mới thì không có phần mềm gì cài đặt sẵn, nhưng nếu mua hàng xách tay đã sản xuất được 1 năm thì các bạn nên để ý xem máy đã được cài đặt phần mềm gì lạ chưa, nếu đã qua sử dụng hoặc chiếc máy này đã bị ai đó dùng nhưng bị lỗi trả lại thì rất có thể họ sẽ để lọt lại một số phần mềm gì đó ví dụ nhưng ứng dụng chat lại thấy acc người khác, vào phần xem ảnh lại thấy ảnh chụp của người khác..v..v
7. Kiểm tra kỹ máy điện thoại Sony xách tay
Màn Hình: kiểm tra điểm chết bằng cách mở camera lên rồi lấy tay che kín camera lại rồi chụp. Nếu có điểm chết sẽ thấy trên tấm hình vừa chụp các điểm màu trắng nhỏ li ti trên ảnh. Để màn hình màu đen và trắng để thấy xem có vết ố màu xanh..hoặc chỗ nào trắng hơn hẳn các chỗ khác không....
Cảm biến tiệm cận và xoay màn hình: cảm biến là chức năng khi gọi điện nếu áp đt gần vào tai thì đt sẽ tắt màn hình để đỡ hao pin hơn, xoay màn hình xem có xoay được ko.
Wifi, 3g, bluetooth gps: cái này các bác check wifi cẩn thận nhé.
Sóng sánh, thẻ nhớ, chân sạc các bác bắt buộc phải test kĩ. Loa trong, loa ngoài, rung...Tai nghe các bác bắt buộc phải cắm thử, em gặp niều máy lỗi tai nghe rồi , nhưng nhiều bác cắm cẩn thận dừng ấn mạnh quá bẹp cái tiếp xúc.
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/kinh-nghiem-mua-dien-thoai-sony-xach-tay/80159
Thanh_Dat_Fones Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.