Cứ kinh doanh là thất bại: không phải vì bạn dở mà là vì... quá thông minh!
Cứ kinh doanh là thất bại: không phải vì bạn dở mà là vì... quá thông minh!, 78198, Huyền Nguyễn Blog MuaBanNhanh
Nghe thì có vẻ mâu thuẫn những thực chất thông minh vượt trội, tài năng đầy mình lại là những đặc điểm không nên có ở những người làm kinh doanh, bạn càng thành công và càng có tài thì bạn càng gặp nhiều rắc rối trên con đường trở thành doanh nhân thành đạt. Đôi khi chỉ bình thường thôi và bạn sẽ có mọi thứ.
Họ “hơn người” nên họ “ôm đồm” quá nhiều việc
Hoạt động nhóm chính là ví dụ điển hình nhất cho nhận định này. Quy tắc 80/20 hiện hữu rất rõ khi mà chỉ có 20% số người làm 80% số lượng công việc.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì những người thông minh và tài giỏi trong nhóm quyết định rằng họ sẽ là người tiên phong làm những việc quan trọng, mang yếu tố quyết định hơn. Họ không muốn mạo hiểm đánh đổi điểm số của mình cho những người kém hơn trong nhóm.
Thêm vào đó, trừ khi bạn học một trường toàn thiên tài, các hoạt động nhóm nào cũng luôn có một số kiểu người chẳng làm gì hoặc chẳng thể làm gì cho cả nhóm. Đây cũng là một yếu tố nữa đẩy những người thông minh làm nhiều hơn vì đơn giản họ có thể làm nhanh hơn và tốt hơn những người khác.
Ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để phân chia các công việc khác nhau từ ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân cho tới nhiều nhiều công việc khác. Người thông minh sẽ cố gắng làm hết mọi thứ càng nhiều càng tốt thậm chí làm cả công việc của người khác. Tất nhiên, họ quá tải và trong kinh doanh, một người không nên, không thể gánh hết trách nhiệm cho những người khác được.
Những kẻ lười biếng, kém cỏi đôi khi lại thành doanh nhân tốt hơn
Vì sao ư? Vì họ hiểu rất sớm về khả năng của mình nên sẽ tìm những vị trí phù hợp khác để vây quanh. Loại người này thường xuyên tiếp cận người thông minh và cài họ vào các vị trí quan trọng để làm nhiều công việc khác nhau.
Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ là những người đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và đạt thành tựu. Vì lẽ đó họ không bao giờ tìm ra được sở thích của họ là gì, và không bao giờ thử làm điều gì đó đặc biệt.”
Thông minh luôn có giới hạn: họ thường đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội
Nếu làm kinh doanh, những người thông minh sẽ truyền bá khả năng cũng như trí tuệ của mình cho những người khác trong cùng một tập thể. Thế nhưng, vì những người thông minh luôn thích làm mọi thứ một mình, họ bỏ quên đi nhiều kiến thức bên ngoài, khả năng lãnh đạo cũng như những yếu tố thành công mà một mô hình kinh doanh cần đến.
Nhà tư vấn về nhận thức Danita Crouse sau một thời gian nghiên cứu, chị nhận ra rằng: “Những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ.” họ thường không muốn tiếp thu cái mới.
Nếu họ giành thời gian để học hỏi và rèn luyện bản thân nhiều hơn, chắc chắn họ sẽ là những nhà lãnh đạo tuyệt vời, nhưng éo le thay ít người thông minh làm được điều tương tự, họ luôn vướng vào vòng xoáy "một người làm mọi việc" mà tự mình vẽ ra.
Phức tạp hoá mọi vấn đề
Người thông minh có xu hướng phức tạp hoá mọi suy nghĩ. Thay vì tối giản hoá suy nghĩ của mình giúp người khác hiểu thì dường như họ quá phức tạp hóa vấn đề.
Đây là lý do vì sao họ khó vận hành tốt một mô hình kinh doanh, hãy lấy ví dụ điển hình như những cửa hàng ăn nhanh, mỗi người một việc và các khâu làm việc cũng không hề phức tạp.
Mọi thứ khi đơn giản hoá sẽ dễ dàng để kiểm soát và xử lý khi có sự cố. Nhiều mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên thế giới cũng áp dụng phương pháp đơn giản này, họ chỉ cần một người thông minh vừa đủ lên danh sách những công việc đơn giản và ai cũng có thể làm được.
Có quá nhiều thứ để mất
Càng thông minh, hiểu biết, các cơ hội sẽ càng nhiều hơn. Bạn có thể làm những công việc lý tưởng với mức thù lao hậu hĩnh. Thế nhưng khi làm kinh doanh, những người thông minh cũng phải đánh đổi nhiều hơn bình thường.
Nhà doanh nghiệp Tim Romero (Người Mỹ) cho biết: “Tôi đã gặp rất nhiều người thông minh từ chối một mức lương kếch xù trong công việc chỉ bởi họ nghĩ rằng trí thông minh của họ đáng được nhiều hơn thế”.
Giả sử bạn thông minh và có một công việc lương 25 triệu mỗi tháng, bạn có muốn bỏ việc đó để kinh doanh thu về chỉ 5-10 triệu mỗi tháng? Tất nhiên là không, người thông minh luôn đặt những mục tiêu cao hơn nhiều so với những gì họ kiếm được và càng leo cao sẽ càng ngã đau.
Huyền Nguyễn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.