Chụp ảnh tự sướng mang nguy cơ khiến đại dịch chấy tóc bùng nổ
Chụp ảnh tự sướng mang nguy cơ khiến đại dịch chấy tóc bùng nổ, 49388, Nguyễn Thu Hương Blog MuaBanNhanh
Chụp ảnh tự sướng (selfie) ngày nay đã trở thành một xu hướng không thể thiếu của giới trẻ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu mới đây thì selfie không được “an toàn” như bạn nghĩ, khi có thể tiềm ẩn nguy cơ lan truyền chấy tóc trong cộng đồng.
Những kiểu tự sướng như thế này có nguy cơ khiến “đại dịch chấy tóc” bùng nổ
Theo Sharon Rink, bác sĩ nhi khoa tại tiểu bang Wisconsis (Mỹ), rất nhiều bức ảnh của giới trẻ bây giờ là “tự sướng nhóm”, trong đó rất nhiều trường hợp đã chạm đầu vào nhau. Cô cho biết: “Chấy sẽ khó lan truyền hơn nếu các bạn trẻ không dùng chung mũ nón hoặc các vật dụng tương tự. Ngoài ra, chấy cũng không biết nhảy, vì thế cách duy nhất giúp chúng lây lan là hành động “cụng đầu” khi chụp ảnh tự sướng với bạn bè”.
Cận cảnh hình ảnh một chú chấy tóc
Marcy Mcquilan, chuyên gia điều trị chấy tóc tại California cũng chia sẻ rằng, cô nhận thấy ngày nay giới trẻ mắc chấy nhiều hơn.
Lượng chấy tóc khó tin trên đầu một em bé gái
Tuy nhiên, Katie Shepherd, CEO của Viện giải pháp Chấy rận Shepherd lại không đồng tình. Shepherd cho rằng: “Việc chấy rận lây lan là do người dân ngày nay không chủ động phòng ngừa. Ngoài ra, một số sản phẩm trị chấy rận đang dần trở nên vô hiệu”.Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chấy tóc ngày nay đang miễn nhiễm với hầu hết các phương pháp điều trị hiện hành. Theo đó, các loài kí sinh trùng hiện nay đã bị đột biến, trở nên miễn nhiễm với permethrin – một chất thường được sử dụng để tiêu diệt kí sinh trùng và các loại sâu bọ độc hại như muỗi, gián…
Chấy tóc ngày nay phần lớn đã miễn nhiễm với các loại hóa chất, trở nên khó tiêu diệt hơn
Theo tiến sĩ Kyong Yoon, ĐH Nam Illinois (Mỹ): “104 trong số 109 mẫu vật chấy được xét nghiệm cho thấy bộ gene được đột biến mạnh. Điều này chắc chắn có liên quan đến khả năng miễn nhiễm với chất pyrethroids của chúng”.
Cũng theo tiến sĩ Yoon, một số trường hợp đột biến chấy rận đã xuất hiện từ thập niên 1990, liên quan đến thụ thể KDR (Kinase insert domain receptor). Những đột biến này đã khiến cho chấy rận trở nên khó tiêu diệt hơn. Ông cũng cho rằng việc quá lạm dụng hóa chất trong cuộc sống thường ngày cũng góp phần giúp chấy rận đột biến.
Hãy cùng xem video sau để thấy được sự kinh khủng của chấy tóc trên đầu chúng ta. Đoạn video ghi lại cảnh hàng triệu sinh vật tí hon màu xanh, trắng bò lúc nhúc trên chiếc lược mà mẹ của cô vừa chải những lọn tóc xù xì của cô.
Theo các chuyên gia, đây là bằng chứng sống động về một ca nhiễm chấy trên đầu nghiêm trọng. Liệu bạn có còn muốn selfie nữa không?
Theo Trí Thức Trẻ
Nguyễn Thu Hương Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.