Alice ở xứ sở thần tiên liên quan đến một số hội chứng tâm thần
Alice ở xứ sở thần tiên liên quan đến một số hội chứng tâm thần, 44610, Nguyễn Thu Hương Blog MuaBanNhanh
Những trường hợp được ghi nhận
Trường hợp nổi tiếng nhất được các nhà khoa học lưu ý đó là vào năm 1997. Nó xảy ra với một cậu sinh viên có tên là Rik Hemsley (21 tuổi) sống ở Mỹ. Trong quá trình học tập, anh đã viết khá nhiều luận án và cần cà phê để duy trì tỉnh táo.
Tuy nhiên, một ngày nọ Rik Hemsley cảm thấy toàn thân cứng lạnh và nôn naosau khi ngủ dậy. Sau đó, anh cảm thấy chân mình đang dài ra đến... tận chiếc thảm đặt trước cửa ra vào. Tuy vậy, nó chỉ diễn ra vài giây.
Trong những ngày sau đó, anh tiếp tục bị ảo giác như vậy và tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc. Không chỉ gặp một ảo ảnh, anh còn nhìn thấy sàn nhà lõm, bàn tay dài ra, đồ vật có hình dạng kì dị... Anh đã đi khám nhưng các bác sĩ không biết đó là bệnh gì.
Khá lâu sau đó, Rik Hemsley vô tình xem một bộ phim khoa học nói về các hội chứng ảnh hưởng bởi phim "Alice ở xứ sở thần tiên" và những câu nói trên TV mô tả chính xác những gì anh mắc phải. Anh đã quyết định đi khám lại và các bác sĩ đưa ra kết luận rằng nó chưa thể chữa được, buộc anh phải sống chung với nó đến hết đời.
Một trường hợp khác là của Abigail Moss. Khi mới 5 tuổi, cô bé cũng có những biểu hiện y hệt như Rik Hemsley nhưng được các bác sĩ chẩn đoán là bị động kinh. Và có một sự trùng hợp nữa là cô bé biết hội chứng ảnh hưởng bởi phim "Alice ở xứ sở thần tiên" thông qua TV.
Hiện tại, Abigail Moss cũng đang phải chống chọi với căn bệnh lạ. Cô cho biết rằng mỗi năm, cô “lạc vào xứ sở thần tiên” khoảng 5 lần.
Khoa học giải mã
Kể từ 1955, “Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên” (AIWS – Alice in wonderland syndrome) đã được xác định bởi bác sĩ người Anh John Todd. Triệu chứng của nó là thường bị đau nửa đầu và cảm nhận về không gian và thời gian bị bóp méo. Các sự vật dưới con mắt người bệnh thường quá to hoặc quá nhỏ, chạy ra xa hay chạy lại gần mình, thậm chí có thể cảm giác cơ thể mình đang bị biến dạng. Tiền sử sử dụng chất kích thích (rượu, cần sa hay ma túy) là điểm chung của những người này.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện hội chứng còn có ở một số người thường xuyên bị đau nửa đầu nhưng chỉ khoảng 20% và ít khi biến chứng nặng, chủ yếu là những người mẫn cảm. Với những người này, họ bị tác động lên thùy chẩm ở sau não, sau đó lan sang thùy đỉnh nằm ở đằng trước thùy chẩm.
Theo các nhà khoa học cho biết, bộ phận dùng để phân biệt và xử lí kích thước, hình dạng trong não là thùy đỉnh. Các chất kích thích như ma túy, thuốc phiện... tác động lên bộ phận này, khiến cho nhân gối ngoài (Lateral Geniculate Nucleus - LGN) bị nhiễm độc.
Khi vùng này bị nhiễm độc, nó sẽ gây ra hiện tượng suy giảm chức năng tạm thời, từ đó xuất hiện các triệu chứng như micropsia (thấy các vật thể nhỏ đi), macropsia (thấy các vật thể to ra), teleopsia (thấy các vật thể tiến ra xa), pelopsia (thấy vật thể tiến gần lại)…
Một khám phá khá lí thú được các nhà khoa học tiết lộ dựa theo nhật kí củaLewis Caroll – tác giả bộ truyện “Alice ở xứ sở thần tiên” – đó là ông cũng gặp những ảo giác giống như triệu chứng AIWS và đã phải đi khám bác sĩ vào năm 1856. Nên nhớ rằng bộ truyện nổi tiếng được “khai sinh” đầu tiên vào năm 1865, tức gần 10 năm sau.
Theo Yan News
Nguyễn Thu Hương Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.