Trung Quốc chật vật tái cơ cấu sản xuất
Trung Quốc chật vật tái cơ cấu sản xuất, 41175, Lavender Blog MuaBanNhanh
Wu Zongjun thành lập nên xí nghiệp Yiwu Lianfa tại khu công nghiệp Nghĩa Ô, (Chiết Giang) cách đây 20 năm. Những doanh nghiệp nhỏ, chi phí thấp như Lianfa của Wu có vai trò lớn trong việc biến Trung Quốc thành “Công xưởng thế giới”, giúp 500 triệu người thoát khỏi đói nghèo. Ngày nay, những cơ sở này vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, đóng góp 40% GDP hằng năm.
Tuy nhiên, chi phí lao động gia tăng và sự trỗi dậy của các quốc gia Đông Nam Á khiến Trung Quốc mất dần lợi thế cạnh tranh. Theo khảo sát được Công ty tư vấn quản lý toàn cầu Boston Consulting Group thực hiện trong nửa đầu năm 2014, 54% doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đang làm ăn tại Trung Quốc với doanh thu trên một tỷ USD đang cân nhắc chuyển trụ sở. Khu vực Đông Nam Á, Mexico... đang nổi lên là những công xưởng mới của thế giới. Hàng loạt thương hiệu lớn của Mỹ như General Motors, IBM, L’Oreal... đều đang rút cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Công nhân làm việc trong một nhà máy dệt tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Với chủ trương nâng cao năng lực sản xuất, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Truyền thông Trung Quốc (MIIT) gần đây đề xuất kế hoạch “Made in China 2025”. Theo chiến lược này, Trung Quốc sẽ tập trung mũi nhọn vào 10 ngành công nghiệp chính, bao gồm phát triển robot, thiết bị hàng không, xe hơi chạy năng lượng tái sinh và công nghệ sinh học. Bắc Kinh cũng đang xem xét khả năng cắt giảm hoạt động các doanh nghiệp chi phí thấp, rút dần vốn hỗ trợ, tăng cường quy định lao động, môi trường và tăng giá trị đồng NDT.
Tuy nhiên, việc chính phủ Trung Quốc tập trung những ngành này khiến công nghiệp sản xuất giá trị thấp lao đao. "Chính phủ đã không dành nhiều ưu đãi cho ngành sản xuất chi phí thấp nhiều như trước kia", Reuters dẫn lời Wu. "Lãi suất quá cao, chi phí lao động tăng lên nhanh chóng khiến chúng tôi không tạo ra đủ lợi nhuận", vị này nói thêm.
Gần đây Wu phải cắt giảm 2/3 lực lượng lao động, xuống còn 100 người. Viễn cảnh trở nên không mấy sáng sủa cho những doanh nghiệp sản xuất chi phí thấp, khi Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm qua.
Chia sẻ với Reuters, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hong Kong nói: “Tôi không nói rằng chính phủ đang cố giết chết những ngành công nghiệp truyền thống, nhưng những chính sách đó thực sự đang đưa họ đến đường cùng”.
CNBC nhận định nếu gộp lại, sự tổn thất dành cho những doanh nghiệp này sẽ tạo nên một tổn thất lớn cho nên kinh tế cũng như vị thế tiên phong của xuất khẩu Trung Quốc. Theo dữ liệu của Trung tâm Thương mại, Trung Quốc chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới trong giỏ sản phẩm “ô, gậy đi dạo, ghế ngồi” năm 2013. Hầu hết giá trị thặng dư xuất khẩu đến từ những sản phẩm như giày dép, đồ thêu trang trí, đồ chơi và nội thất.
Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng những thay đổi nỗ lực dịch chuyển lên trên chuỗi giá trị sản xuất sẽ tăng áp lực lên những doanh nghiệp ở cuối chuỗi giá trị, khiến những doanh nghiệp này thay đổi và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên kết quả lại không được như ý khi hầu hết những ông chủ đều áp dụng chính sách cắt giảm nhân sự, giảm giá thành. Dữ liệu thống kê chính phủ Mỹ cho thấy “xử lý dữ liệu, xuất bản trực tuyến và các dịch vụ thông tin khác” chỉ đóng góp 0,5% trong giá trị gia tăng GDP đất nước này năm 2013. Khu vực thiết kế hệ thống máy tính và những dịch vụ lien quan đóng góp 1,4%. Trong khi đó ngành công nghiệp sản xuất đóng góp 12%, 5,6% trong số đó là những mặt hàng không lâu bền.
Đối với Wu, việc “sản xuất tất theo phương pháp bền vững, thân thiện với môi trường trong khi giảm thiểu tiêu dùng năng lượng và hóa chất” cũng đã là sản xuất công nghệ cao.
(Theo Xinhua, CNBC)
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.