
Tìm hiểu về áo tứ thân: Nét văn hóa đặc trưng của phụ nữ Kinh Bắc xưa
Tìm hiểu về áo tứ thân: Nét văn hóa đặc trưng của phụ nữ Kinh Bắc xưa, 88820, Tám Mấm Cơm Blog MuaBanNhanh
Áo tứ thân, nón quai thao và tầm ảnh hưởng của dân tộc
Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, quá trình hình thành và phát triển xuất phát từ những đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế, phong tục tập quán…Trang phục thể hiện quan điểm thẩm mỹ, lối sống, trình độ của mỗi dân tộc, nhóm người, cá nhân. Đặc biệt, nó thể hiện đặc trưng văn hóa của cả cộng đồng.
Chiếc áo tứ thân được thể hiện ở kiểu dáng, chất liệu, màu sắc với sự kết hợp hài hòa hoặc đối lập một cách có ý thức làm tôn vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ. Có thể nói, chiếc áo tứ thân là “mốt” một thời của người con gái châu thổ Bắc Bộ.
Chiếc áo ấy trở nên gần gũi, phổ biến trong xã hội xưa, là tiền thân của áo ngũ thân và sau đó là áo dài ngày nay.
Hình ảnh những cô gái với chiếc áo tứ thân ở những vùng nông thôn Bắc Bộ từ lâu đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa.
Áo tứ thân là gì?
Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.
Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân là cái khăn vuông mỏ quạ. Ngoài ra còn có chiếc nón quai thao được dùng như phụ kiện diện cùng với bộ trang phục.
Những chiếc áo tứ thân như này thường có màu sắc tự nhiên, do được các bà, các mẹ khi đó sử dụng củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm.
Tất cả những điều đó đã tạo ra bộ trang phục đơn giản, tế nhị và kín đáo, mang đậm sắc thái Á Đông.
Những thay đổi của áo tứ thân đến nay
Ngày nay chúng ta khó có thể tìm được hình ảnh người con gái diện bộ trang phục đặc biệt này, có chăng chỉ là những hình ảnh được dựng lại trên sân khấu hay phim ảnh.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong quá trình hội nhập, khiến cho văn hóa “mặc” của phụ nữ Việt cũng có nhiều sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Bởi vậy, những tà áo tứ thân, những dải yếm đào hay những chiếc nón quai thao với đôi guốc mộc chỉ còn phẳng phất trong hoài niệm…
Tuy nhiên, không phải những bộ trang phục mang dấu ấn của một phần lịch sử đã hoàn toàn biến mất. Ở nhiều ngôi làng cổ hiện nay vẫn còn một số người cao tuổi còn lưu giữ những chiếc áo tứ thân được làm thủ công thời đó.
Đây là những minh chứng sống cần được bảo tồn để thế hệ sau này có một cái nhìn toàn diện về làng quê, cũng như hình ảnh những người phụ nữ tần tảo của làng quê Việt Nam xưa.
Thuê áo tứ thân để làm gì? Nên thuê ở đâu chất lượng?
Để giữ bản sắc tốt đẹp của trang phục áo tứ thân, ngày nay chúng được sử dụng phổ biến phục vụ cho các vở kịch, múa, ca hát, chụp ảnh… Và không phải ở đâu cũng bán, may loại áo đặc biệt này, nếu có bán cũng ít người mua vì trang phục áo tứ thân thường chỉ sử dụng một vài lần.
Địa chỉ cho thuê tứ thân giá rẻ, nhiều kiểu dáng, mẫu mã tại TPHCM mời bạn tham khảo:
- Thuê Đồ Dân Tộc TPHCM - 1A Đường số 13, Quốc lộ 13, Hiệp Bình chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0977224815 - Tấm Mâm Cơm
- Xem thêm nhiều mẫu trang phục cho thuê tại: https://muabannhanh.com/0977224815
>> Xem thêm:
Thuê áo tứ thân biểu diễn cần lưu ý những gì?
4 lưu ý cần nhớ khi thuê áo dài bưng quả nữ để ngày vui thêm trọn vẹn
Tám Mấm Cơm Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.