Thời đại Trung Quốc giá rẻ , hàng nhái đã chấm dứt?
Thời đại Trung Quốc giá rẻ , hàng nhái đã chấm dứt?, 78493, Ms Nhật Thanh Blog MuaBanNhanh
Liệu Trung Quốc đã thật sự chấm dứt thời đại hàng nhái? Đây là một câu hỏi mở, không dễ có một kết luận chung. Tuy vậy, quốc gia này đã và đang bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế bắt chước sang đổi mới sáng tạo.
Cũng nên chấm dứt việc làm hàng nhái hàng giả hàng kém chất lượng đi để người việt yên tâm khi dùng hàng việt - Bùi Văn Khuyến chia sẻ.
Hàng rẽ thì có thể. Chứ hàng nhái thì không! - Võ Văn Sự nhận xét
30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh nhờ sao chép các mô hình kinh doanh, sản phẩm từ phương Tây, giá lao động rẻ mạt. Điều đó nay đã thay đổi? Dưới đây là nhận định trong bài Trung Quốc đã chấm dứt thời đại hàng nhái, giá rẻ? của zing.
Shaun Rein là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của China Market Research Group (CMR), một công ty nghiên cứu thị trường từng giúp nhiều công ty như Apple, KFC, Richemont, LG Electronics. Shaun Rein làm nhiều việc ở Trung Quốc, tiếp xúc với những nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh tại Trung Quốc, bởi thế ông có hiểu biết về nền kinh tế này.
Bằng những kiến thức, kinh nghiệm, sự quan sát, phân tích của mình, Shaun Rein đã viết hai cuốn sách Chấm dứt thời đại Trung Quốc giá rẻ và Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái, xuất bản năm 2014.
Thời đại Trung Quốc giá rẻ đã chấm dứt?
Nhiều người nghĩ về Trung Quốc như một nguồn cung cấp lao động giá rẻ vô tận. Tấm thẻ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) đính kèm sản phẩm lấp đầy những kệ hàng ở trong những siêu thị tại Mỹ.
Dân số lớn nhất thế giới của Trung Quốc, 1,3 tỷ người, khiến nhiều người kết luận rằng hẳn phải có vô số người Trung Quốc sẵn lòng nhảy vào làm việc ở một nhà máy và sản xuất ra thêm nhiều sản phẩm để người Mỹ tiêu thụ.
Trong cuốn Chấm dứt thời đại Trung Quốc giá rẻ - những xu hướng kinh tế và văn hóa sẽ làm đảo lộn thế giới, tác giả kể: “Vào giữa những năm 1990, cơ hội làm ăn ở Trung Quốc thật hiếm hoi, nên ngay cả những cô gái trẻ đẹp nhất cũng đủ tuyệt vọng để đi làm gái điếm, bán thân để có cái ăn và gửi tiền về quê”.
Tác giả Shaun Rein chỉ ra tăng trưởng kinh tế ở Mỹ trong ba thập niên qua có thể được đóng góp phần lớn bởi việc người lao động Trung Quốc sẵn lòng làm việc cật lực với mức lương rẻ mạt trong những nhà máy làm ra các sản phẩm mà người Mỹ ưa thích: máy tính Apple, giày Nike, quần áo kaki Gap…
Mức lương thấp đã tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho những công ty Mỹ nào chọn cách di chuyển hoặc lấy nguồn từ các nhà máy Trung Quốc, đã làm cho hàng điện tử và tiêu dùng, quần áo trở nên rẻ rúng với giới bình dân Mỹ.
Trong nhiều thập niên, sự hợp tác, dàn xếp này có lợi cho các bên liên quan. Giai cấp trung lưu Mỹ chất đầy nhà hết sản phẩm này tới sản phẩm khác với giá rẻ khó tin, trong khi người lao động Trung Quốc kiếm đủ ăn và có một mái nhà cơ bản.
Theo Shau Rein, người lao động Trung Quốc giờ đây đang sôi sục niềm lạc quan và nhìn thấy cơ hội làm giàu khắp nơi. Bởi vậy, họ không còn “chấp nhận hạ mình làm những công việc tủi nhục, lao động như nô lệ trong những nhà máy cách xa nhà và gia đình hàng nghìn km, hay đổ mồ hôi với những công việc không cho họ cơ hội đạt được giấc mơ cổ cồn trắng”.
Thay vì một thị trường để sản xuất, Trung Quốc đã trở thành một thị trường để tiêu thụ. Giai cấp tiêu dùng đầy lạc quan thúc đẩy cho tăng trưởng doanh thu với những thương hiệu có thể đổi mới và chăm lo cho sở thích của họ.
Những tiến bộ về khoa học công nghệ, chính sách đúng đắn, sự chuyển dịch từ thị trường sản xuất sang thị trường tiêu thụ, đời sống người Trung Quốc ngày một tăng cao.
Trong sách, tác giả cũng nhận định, Trung Quốc là một siêu cường mới của thế giới. “Sự tập trung hết mức của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế, và sự tôn trọng thương mại tự do và chủ nghĩa tư bản còn lớn hơn so với Mỹ, đồng nghĩa Trung Quốc có thể là cỗ máy tăng trưởng cho nhiều ngành”.
Bên cạnh lao động rẻ, hàng nhái, sao chép mô hình kinh doanh là một vấn đề lớn của nền kinh tế Trung Quốc.Thời đại hàng nhái của Trung Quốc đã chấm dứt?
Cuối những năm 1990, không có công ty khởi nghiệp công nghệ non trẻ nào của Trung Quốc như Sohu, Sina và Focus Media, được coi là sáng tạo đáng kể. Họ đã sao chép mô hình kinh doanh từ các doanh nghiệp phương Tây, như cổng thông tin Internet Yahoo!, JCDcaux… và điều chỉnh chúng cho hợp với người tiêu dùng Trung Quốc.
Ở thời kỳ đó, việc sao chép mô hình kinh doanh đã được chứng minh là thành công ở Mỹ là đã có thể kiếm được nhiều tiền, chẳng có lý do thực tế nào khiến họ phải sáng tạo.
Sau khi viết xong cuốn Chấm dứt thời đại Trung Quốc giá rẻ, nhà sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Shaun Rein bắt tay viết tiếp cuốn Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái - Sự trỗi dậy có tính sáng tạo, tinh thần cách tân và chủ nghĩa cá nhân ở châu Á.
Ngay từ phần “Mở đầu” sách, tác giả viết về nền kinh tế Trung Quốc với “căn bệnh” hàng nhái: “Được biết đến nhiều hơn vì nạn ăn cắp bản quyền tràn lan và nền kinh tế do nhà nước chi phối cùng bàn tay điều tiết nặng nề đã kìm hãm sự sáng tạo”.
Shaun Rein kể, khi ông tham gia một chương trình truyền hình của MSNBC, người dẫn chương trình Dylan Ratigan không che giấu suy nghĩ, cho rằng Trung Quốc “lường gạt” Mỹ bằng “thương mại gian lận” và vi phạm sở hữu trí tuệ. Nhiều người Mỹ tin tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suốt 30 năm kể từ khi họ mở cửa vào năm 1978 là dựa trên việc sao chép sở hữu trí tuệ, gian lận tỷ giá và phỗng tay trên công ăn việc làm của người Mỹ.
Bằng quan sát của mình, Shaun Rein nhận định, Trung Quốc đang có những chuyển biến thay đổi tình trạng hàng nhái. Đất nước này đã có những động thái nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, đồng tiền “tệ” đã tăng giá trị thêm 25% so với đồng USD từ năm 2005.
Người tiêu dùng Trung Quốc đã bắt đầu thờ ơ với các loại hàng nhái để trở thành nhóm khách hàng mua sắm hàng hiệu lớn thứ hai trên toàn cầu và là nhóm khách du lịch chi tiêu nhiều nhất tại Pháp, Mỹ.
“Tôi đã gặp hàng chục tỉ phú, hàng trăm chuyên gia cao cấp… của các công ty lớn nhất trên thế giới… Hầu hết những lãnh đạo doanh nghiệp tôi gặp đều nghĩ rằng sự tăng trưởng của đất nước này (Trung Quốc –pv) dựa vào các khoản đều tư lớn, xuất khẩu và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng rất ít người nhận ra rằng 50% tăng trưởng trong năm 2013 là từ tiêu dùng” – tác giả sách viết.
Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái được viết nhằm chỉ ra những thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc, và dự báo những đại xu thế trong thập kỷ tới, nhằm cung cấp một khung làm việc cho các nhà đầu tư và các lãnh đạo doanh nghiệp.
Tác giả sách nhận định, Trung Quốc đang chấm dứt thời đại hàng nhái, và chứng mình bằng các biểu hiện. Thứ nhất, các công ty Trung Quốc không còn là các mô hình kinh doanh bắt chước Mỹ và châu Âu. Họ vẫn nắm chắc những lợi nhuận trước mắt nhưng tập trung đổi mới sáng tạo. Các hãng sản xuất thiết bị viễn thông như Huawei đã chiếm thị phần từ Ericson, Cisco. Còn Lenovo thay thế Hewlett-Packard trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất năm 2013.
Thứ hai, người tiêu dùng Trung Quốc không còn mù quáng bắt chước những xu hướng từ Mỹ và Tây Âu. Phong trào định nghĩa giấc mơ Trung Hoa và khôi phục niềm kiêu hãnh về nền văn hóa Trung Hoa đã dẫn tới việc người tiêu dùng tránh xa những hình ảnh trong các quảng cáo phương Tây.
Hai cuốn sách của tác giả Shaun Rein được viết với văn phong kể chuyện kết hợp với số liệu chính xác và những phân tích, nhận xét sắc sảo. Tác giả xuất phát từ những câu chuyện thực tế mà ông gặp, trong quá trình tiếp xúc với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, người lao động và quan chức, kết hợp với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc, để từ đó đưa ra những nhận xét mang tính xu thế về nền kinh tế Trung Quốc.
Còn theo nhận định trong bài CEO China Market Research Group: Thời đại Trung Quốc giá rẻ đã hết của cafebiz như sau:
Nhiều người Mỹ nghĩ về Trung Quốc như một nguồn cung cấp lao động giá rẻ vô tận, nhưng đầu tư nước ngoài lớn đã dẫn đến hàng triệu việc làm mới, và bởi chính sách một con, khi người lao động nghỉ hưu, ngày càng ít người trẻ thay thế họ trong lực lượng lao động.
Tâm lý người lao động Trung Quốc cũng đã dịch chuyển, sôi sục niềm lạc quan và nhìn thấy cơ hội làm giàu khắp mọi người, họ không còn chấp nhận hạ mình làm những công việc tủi nhục, lao động như nô lệ trong những nhà máy cách xa gia đình hay đổ mồ hôi với những công việc không cho họ giấc mơ cổ cồn trắng.
Bởi thế họ bắt đầu mua những sản phẩm mà họ thường sản xuất, khiến câu chuyện về tăng trưởng tiêu dùng ở Trung Quốc đầy lý thú. Người Trung Quốc ăn thịt nhiều hơn, mua xe hơi nhiều hơn và máy điều hòa hơn, sống trong những căn nhà lớn hơn.
Sự bốc hơi của đội ngũ lao động giá rẻ sẽ làm đứt đoạn các chuỗi cung ứng và thói quen tiêu dùng khắp thế giới. Các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị trước cho khúc quanh đó, để mở ra và tận dụng lợi thế của những thay đổi, bằng không họ sẽ đối mặt với diệt vong.
Các công ty không còn có thể sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc nữa, phải tư duy lại chiến lược và dịch chuyển mảng sản xuất sang các trung tâm chế tạo có chi phí thấp như Việt Nam hay Indonesia, thậm chí phải trở về Mỹ.
Hàng nghìn nhà máy ở Trung Quốc phải tự động hóa dây chuyền sản xuất để hàng hóa có giá trị cao hơn.
Thay vì một thị trường để sản xuất, Trung Quốc đã trở thành một thị trường để tiêu thụ. Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ hai thế giới của Nike, là nơi có mức lợi nhuận béo bở nhất.
Trung Quốc cũng vượt Mỹ về số lượng tỷ phú. Sự nổi lên của một quyền lực mới, kết hợp với một nền kinh tế toàn cầu yếu ớt sẽ tạo ra những điều kiện dẫn tới các động thái quân sự. Nhưng hiếm khi sự dịch chuyển lớn trong quyền lực toàn cầu lại diễn ra êm ả như nhiều người tiên đoán về Mỹ và Trung Quốc.
Sự chấm dứt thời đại Trung quốc giá rẻ như một cơn sóng khổng lồ ập vào bờ với tất cả sức mạnh. Các tập đoàn và quốc gia nào hiểu được những thay đổi nhiều sắc thái xảy ra ở Trung Quốc và có thể nhảy lên tấm ván lướt sóng của mình, sẽ có cuộc lướt sóng mà cả một đời người mới thấy.
Ngành thực phẩm được quan tâm nhiều nhất ở Trung Quốc, họ cũng sợ hãi thực phẩm bẩn và nhiễm độc như người Việt Nam?
Người Trung Quốc tin vào thịt heo và thực phẩm của Việt Nam hơn là của Trung Quốc. Vào năm 2013, công ty tôi phỏng vấn 2.000 người tiêu dùng ở tám thành phố của Trung Quốc về thói quen ăn uống của họ.
Chúng tôi thấy sau nhiều năm xảy ra những bê bối thực phẩm gây tổn hại cho dây chuyền cung ứng như vụ bê bối sữa bột nhiễm melamine năm 2008, siêu thị bán thịt hết hạn, bơm chất phụ gia để khiến thịt heo giống thịt bò, bơm nước bẩn vào dưa hấu và các loại trái cây để chúng nặng hơn…
Bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc trấn áp chuỗi cung ứng sữa, việc tìm kiếm loại sữa đáng tin cậy ở Trung Quốc vẫn là một trải nghiệm đau đớn. Chuỗi cung ứng thực phẩm của Trung Quốc rõ ràng là một đống lộn xộn và đang đầu độc người Trung Quốc theo đúng nghĩa đen, gây ra phản ứng dữ dội trên toàn cầu
Những công ty thông minh hơn đang tận dụng nỗi sợ hãi này bằng cách đầu tư nhiều tiền để bảo đảm việc giám sát chuỗi cung ứng tốt hơn, xây dựng lòng tin người tiêu dùng bằng cách chào mời thực phẩm an toàn như KFC và McDonald’s đã từng làm.
Chính quyền hiểu mối đe dọa của khủng hoảng lòng tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm và coi việc sửa chữa điều đó là ưu tiên. Thủ tướng về hưu Ôn Gia Bảo đã đẩy mạnh việc xây dựng nhiều chợ đầu mối cho nông dân hơn để cắt bớt khâu trung gian, vì đường đi của thực phẩm càng dài, càng có nhiều vấn đề xảy ra.
Đây là cơ hội cho các thương hiệu thị trường tự do tung ra các chuỗi cung ứng và chiến dịch tiếp thị gây dựng được lòng tin như Ajisen và Walmart đã làm.
Các thương hiệu sữa Trung Quốc như Yili, Mengniu đã nhấn mạnh vào chất lượng cao của họ. Giống như Masan đang có chiến lược lớn để chiếm lĩnh thị trường thịt heo và thực phẩm của Việt Nam.
Muốn làm ăn ở Trung Quốc, điều đầu tiên nên nhấn mạnh vào sự an toàn và không độc hại, hướng hành động then chốt là các chiến dịch tiếp thị.
Phải xây dựng những kết nối lòng tin và cảm xúc với người tiêu dùng, điều chỉnh sản phẩm và cách đóng gói hàng hóa cho phụ nữ Trung Quốc của từng vùng khác biệt, vì ngân sách và sở thích của phụ nữ về đồ ăn ở Trung Quốc thường rất khác so với thị trường khác.
Cần đóng gói nhỏ hơn vì phụ nữ lo lắng về vóc dáng của họ.
Ông còn dành hẳn một chương để nói về tham nhũng ở Trung Quốc?
Thật khó tin Trung Quốc lại có nhiều nhà thổ như thế. Ngành công nghiệp tình dục bất hợp pháp của một Trung Quốc toàn trị khổng lồ, đơn nhất, nhưng trong thực tế có rất nhiều phần khác nhau.
Bất chấp nỗ lực của Chính quyền Trung ương trong việc loại bỏ mại dâm, ở những thành phố nhỏ hơn, ngành kinh doanh này thường tập trung ở quán karaoke, phòng xông hơi, và hiếm khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương, vì sao?
Câu trả lời khá đơn giản: Đôi khi các quan chức tham nhũng địa phương phớt lờ chỉ thị của chính quyền trung ương.
Tham nhũng ở địa phương là lý do chính giải thích tại sao ngành thực phẩm bẩn nhiễu loạn.
Các quan chức địa phương hưởng mức lương thấp, họ thậm chí không được ra nước ngoài, không được chuyển qua lĩnh vực tư nhân khi về hưu… nên có rất ít kênh kiếm tiền riêng ngoài hai nguồn nhận hối lộ và dựa vào con cái.
Các quan chức tham nhũng bảo vệ những hoạt động như nhà thổ miễn là các hoạt động này không gây ra những ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà Trung Quốc đang đối mặt là sự cưỡng đoạt đất đai và cướp đất của nông dân, được thực thi để cho phép các nhà phát triển bất động sản xây thêm nhà ở hay chính quyền có thể tiến hành những dự án hạ tầng mới như xe lửa cao tốc, hệ thống tàu điện ngầm.
Nhiều quan chức địa phương vô đạo đức đã nhận hối lộ của các công ty bất động sản, sử dụng lực lượng cảnh sát tham nhũng ở địa phương và bọn côn đồ để đuổi nông dân ra khỏi nhà.
Một số dự án bất động sản thúc đẩy bằng mọi giá, không đền bù thỏa đáng cho người dân tái định cư.
Được tiếp lửa từ cơn giận sôi sục trước tình trạng tham nhũng đã trở thành bệnh dịch ở địa phương, những cuộc bạo động này nhanh chóng biến thành những vụ xung đột lớn.
Chính quyền Trung ương không tha thứ cho những hành vi đó. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã ban hành sắc lệnh cấm cảnh sát địa phương tham gia cưỡng chế và giải tỏa đất đai.
Chính quyền Trung ương cũng cấm việc sử dụng bạo lực hay hăm dọa để ép buộc người dân di dời và thúc đẩy việc cho phép những chủ nhà bị giải tỏa có quyền khiếu kiện.
Sự cạnh tranh nhau về lợi ích, các quan chức vùng miền, địa phương và nhiều bộ của chính phủ thường có quyền đi chệch khỏi Chính quyền Trung ương. Đây thực ra là một tình trạng lành mạnh, nó buộc Chính quyền Trung ương phải lắng nghe các tiếng nói khác gần gũi hơn với người dân và thiết lập một cơ chế đồng thuận giữa những cấp bậc khác nhau trong xã hội nhằm tiến lên phía trước.
Do vậy, muốn làm ăn ở Trung Quốc, đừng cho rằng chính quyền là đơn nhất. Giành được sự ủng hộ của tất cả các cấp chính quyền là cực kỳ quan trọng, bằng không, các công ty có thể đối mặt với các khoản phạt, sự trì hoãn, hay thậm chí là tịch thu toàn bộ tài sản.
Đừng bao giờ triển khai những sáng kiến lớn chỉ có sự ủng hộ của địa phương mà chưa có sự ủng hộ của Trung ương. Hiểu rằng quan chức cũng là con người, và đừng đánh giá quá cao tầm quan trọng của “Guanxi” (những mối quan hệ).
Với tác phẩm “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái”, ông lại tìm kiếm một Trung Quốc kế tiếp, các công ty không còn mô hình kinh doanh bắt chước của Mỹ và châu Âu, mà tập trung vào đổi mới sáng tạo, đẩy các công ty đa quốc gia vào sự cạnh tranh ngày càng lớn ở Trung Quốc?
Trung Quốc có 30 năm sản xuất hàng giá rẻ, hàng nhái để củng cố vị thế của mình. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ cũng từng trải qua giai đoạn này, sau đó họ mới có những công ty như Samsung, Hyundai để sáng tạo, đi lên nấc thang cao hơn trong chuỗi vốn hóa trên toàn cầu.
Những thay đổi và cải cách ở Trung Quốc nhanh đến mức những người sống ở nước ngoài khó có thể theo kịp. Dường như ngày nào chính phủ cũng ban hành những quy định mới, có thể giải phóng nguồn tiền mặt cho các ngân hàng, giảm bớt các văn bản dưới luật đối với khoản đầu tư xuyên biên giới…
Tăng trưởng chậm dần nhưng không nên lo sợ. Ông Tập Cận Bình có quyền lực tập trung để hướng đến một Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã nhận được sự ủng hộ từ dân.
Giờ đây, cạnh tranh không phải về chất lượng hàng hóa và giá rẻ, mà còn là cạnh tranh về giá trị và sáng tạo.
Khác với những nhà phân tích luôn suy nghĩ tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc, thực tế là nền kinh tế không lao vào thảm họa, cũng không hướng đến sự tăng trưởng triền miên, mà nằm đâu đó giữa hai xu hướng này.
Công ty công nghệ Alibaba đã đầu tư sang Silicon Valley, và ngược lại, Apple thiết kế ở Silycon Valley và sản xuất ở Trung Quốc.
Thời kỳ đầu Mỹ nghĩ Trung Quốc không thể thắng trong đổi mới sáng tạo.
Người Mỹ khá kiêu ngạo, luôn hướng đến thị trường Mỹ và thiết kế các sản phẩm cho thị trường Mỹ, nhưng họ đã sai.
Huawei đã chiếm được thị phần từ tay Ericsson và Cisco, Lenovo thay thế Hewlett-Packard trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân (PC) lớn nhất năm 2013. Ông Yang Yuanqing (Dương Nguyên Khánh) là người châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Thành tựu Edison năm 2013 cùng Elon Musk…
Thứ hai, người tiêu dùng Trung Quốc không còn bắt chước xu hướng từ Mỹ và châu Âu, thậm chí đang tìm cách phân biệt mình với nhóm người tiêu dùng ngang hàng trong nước.
Phong trào định nghĩa “Giấc mơ Trung Hoa” khôi phục niềm kiêu hãnh về văn hóa Trung Hoa dẫn đến việc người tiêu dùng tránh xa những hình ảnh được thể hiện trong quảng cáo của phương Tây.
Vì thế, các thương hiệu cần phân khúc rõ thị trường mục tiêu phải nắm bắt được những hy vọng, ước mơ của họ mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Người tiêu dùng Trung Quốc không quan tâm nhiều về giá như mọi người nghĩ, họ bắt đầu thờ ơ với các loại hàng nhái Louis vuitton, có thể mua Chanel chính hãng, hoặc sẽ mua đồ cực rẻ, nếu tập trung vào hàng trung cấp sẽ thất bại.
Tâm thế người Trung Quốc là thích mua xe đắt nhất, đồ tiêu dùng đắt nhất, chứng minh mình có tiền. Họ có thể ở khách sạn đắt tiền nhất một đêm, đêm sau ở khách sạn rẻ tiền, ăn mì gói. Họ sẵn sàng trả giá gấp đôi người Mỹ để mua xe sang.
Thị trường tiêu dùng giống mô hình đồng hồ cát, vì giới giàu thì cực giàu hoặc cực nghèo, nên thị trường sẽ thắt eo ở giữa.
Từ 2010 đến 2017 rất nhiều nhà sản xuất Trung Quốc phải điều chỉnh để khỏi phá sản, nhiều công ty phải chuyển qua Việt Nam. Nhiều công ty theo mô hình Alibaba để củng cố vị thế của mình, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Họ buộc phải chuyển hướng như vậy, hoặc là chết… Một thương hiệu Trung Quốc đến một ngôi làng ở Bulgaria và xây dựng hình ảnh sản phẩm đến từ ngôi làng rất sạch đó, giá tăng 10-15%.
Các công ty Việt Nam đang trong giai đoạn ở giữa, có thể đổi mới sáng tạo, thắng Trung Quốc ở thị trường giá rẻ, hoặc copy công nghệ phương Tây, Mỹ, sau đó bán hàng sang Trung Quốc, giống như Grab, Uber đang làm.
Cuộc chiến giành tài năng luôn quan trọng, các công ty cần bản địa hóa đội ngũ quản lý và có ít nhất một giám đốc điều hành Trung Quốc, họ không còn chịu để bị đối xử như công dân hạng hai.
Tập trung đổi mới vật liệu và chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo cho lĩnh vực công nghệ sinh học và chăm sóc y tế, hướng vào thế hệ người già. Và đến giai đoạn ba là sáng tạo cho thế giới.
Nhìn vào môi trường chính trị, những mâu thuẫn với các quốc gia có làm ảnh hưởng lớn đến định vị thương hiệu từ các nước?
Định vị thương hiệu lấy từ Châu Âu, Bắc Mỹ sẽ an toàn hơn là lấy từ Nhật.
Trung Quốc áp dụng chính sách trừng phạt về kinh tế khá mạnh tay, như từng đóng cửa không cho nhập xoài từ Trung Quốc sang Philippines, nhưng chỉ đóng cửa một đêm là giải quyết được.
Hay khi Hàn Quốc căng thẳng về triển khai tên lửa, Trung Quốc cấm luôn không cho nghe Kpop.
Ông nghĩ gì về chính sách “thoát Trung” của Việt Nam trong kinh tế?
Việt Nam được nhìn nhận là một quốc gia khá rắn, Trung Quốc và Mỹ cũng không biết làm gì với Việt Nam. Thực ra đó là điểm tốt.
Về du lịch, Việt Nam nên thân thiện hơn với khách du lịch Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam có nhiều khách Trung Quốc nhưng đi theo tour, không chi nhiều. Còn loại khách chịu chi thì không qua Việt Nam nhiều.
Chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc, nên lựa chọn đối tác địa phương hay nhà phân phối lớn?
Không nên làm liên doanh với Trung Quốc, vì họ có thể lấy hết người giỏi của ta. Nên chọn nhiều nhà phân phối để họ tự cạnh tranh với nhau, còn chọn nhà phân phối lớn đôi khi không thành công.
Bán hàng online tại Trung Quốc có thuận lợi không?
Bán hàng online trong tương lai sẽ chiếm 50% thị phần.
Vào các hệ thống siêu thị rất đắt tiền, doanh nghiệp đầu tư ban đầu nên chọn thương mại điện tử.
Người Trung Quốc rất thích đồ ăn Việt Nam. Cửa hàng đồ ăn Việt Nam ngon ở Trung Quốc xếp hàng rất dài, nhất là phở, giá hợp lý, cửa hàng xinh xắn mà đồ ăn không mắc.
Nên chú ý món ăn ngon nhưng cửa hàng phải đẹp.
Trung Quốc mất 30 năm để chuyển từ nền kinh tế giá rẻ sang kinh tế sáng tạo, theo ông, Việt Nam mất bao nhiêu năm?
Câu chuyện đầu tiên chúng ta có muốn đi theo con đường của Trung Quốc không? Có thể đi tắt đón đầu, cạnh tranh về giá chỉ 15 năm thôi, sau đó phải tự động hóa, để cạnh tranh bằng đổi mới sáng tạo.
Việt Nam có dân số rất trẻ, phải đầu tư rất mạnh vào công nghệ di động. Trung Quốc cũng bảo hộ hàng nội địa rất nhiều, hạn chế Facebook và Google, nên nhiều công ty nước ngoài cũng không mặn mà lắm.
Trung Quốc làm được nhờ một thế hệ CEO hàng đầu từng ra nước ngoài làm việc ở Mỹ 1-2 thập kỷ, sau đó về Trung Quốc. Cả thủ tướng Trung Quốc và lãnh đạo đều chú trọng đến đổi mới sáng tạo.
Lúc tôi viết cuốn sách thứ nhất, chẳng ai tin Trung Quốc sẽ đổi mới sáng tạo, bây giờ thì họ đã tin.
Chúng ta có thể học sáng tạo từ Mỹ. Trong ngắn hạn, chúng ta có thể xây dựng các thương hiệu lớn, trở thành điểm đến cho du lịch, sẽ tốt hơn cho mối quan hệ.
Hai cuốn sách của ông có được đón nhận ở Trung Quốc?
Thực ra cuốn sách thứ nhất bị cấm ở Trung Quốc, vì có chương nói về mại dâm, nhưng người Hoa rất thích cuốn sách, vì đây là người Mỹ viết dưới góc nhìn của người Trung Quốc.
Nhiều nhà hoạch định chính sách đã đọc cuốn sách này. Các nhà xuất bản rất muốn mua bản quyền cuốn sách để xuất bản ở Trung Quốc nhưng không qua được khâu kiểm duyệt.
Rất khó để một công ty nước ngoài tiếp cận thông tin chính xác ở Trung Quốc, nên phải tìm tư vấn. Và đó là công việc của tôi. Tôi không làm Big data, chỉ làm nhỏ nhỏ, chạy dưới “rada” thôi!
Vậy ông thích ở Mỹ hay Trung Quốc?
Tất nhiên muốn kiếm tiền nhiều phải ở Trung Quốc. Đi các nước, tôi thấy tốc độ ở đâu cũng chậm.
Hiện tôi có công ty nghiên cứu thị trường ở Trung Quốc, từng giúp nhiều công ty hết sức đa dạng như Apple, Kentucky Fried Chicken, Richemont…
Tôi còn đầu tư vào các doanh nghiệp tốt. Ở Trung Quốc những người giàu nhất thực ra mọi người không biết đâu, họ rất kín tiếng.
Tôi quen nhiều tỷ phú, một tỷ phú bất động sản nắm 7 công ty cực lớn nhưng không bao giờ xuất hiện trên truyền thông.
Phải thận trọng khi làm việc với Trung Quốc, vì không thể tin tưởng 100%.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Ms Nhật Thanh