Thiết kế rèm cho cửa sổ phòng ngủ chữ L
Thiết kế rèm cho cửa sổ phòng ngủ chữ L, 86920, Đỗ Xuân Tài Blog MuaBanNhanh
Thiết kế rèm cho cửa sổ phòng ngủ chữ L
Nhiều căn hộ, nhà riêng hiện nay vì thiết kế muốn lấy ánh sáng hoặc ngắm trọn khung cảnh bên ngoài nên người ta lắp cửa kính nối tiếp nhau tạo thành góc chữ L. Với những khung cửa như vậy, tùy từng loại rèm cửa giá rẻ ta sẽ có cách lắp đặt khác nhau.
Đối với các loại rèm có thể chia tấm như rèm roman, rèm cuốn, rèm cầu vồng, sáo gỗ… ta chỉ cần lắp đặt bình thường cho các khung cửa chữ L. Các tấm rèm được chia theo kích thước từng ô cửa và gắn lên tường hoặc lên trần nhà. Với mẫu rèm này các khe sáng giữa những tấm rèm là điều không thể tránh khỏi.
Còn đối với loại rèm rủ, chúng ta cũng có thể chia tấm theo vách cửa tương tự như rèm roman, rèm cuốn. Tuy nhiên với những vách cửa sổ chữ L nhỏ hoặc bạn muốn làm tấm rèm liền mạch, bạn có thể sử dụng loại thanh ray có thể uốn cong. Việc sử dụng thanh ray ngoài việc giúp tấm rèm chạy êm ái, trơn tru, nó còn giữ tấm rèm chắc chắn hơn.
Ngoài ô cửa sổ góc chữ L, thanh ray uốn còn phù hợp cho nhiều loại khung cửa gấp khúc khác nữa, đảm bảo cho tấm rèm cửa của bạn liền mạch nhau. Nhờ vậy việc thi công rèm cửa ở nơi cửa gấp khúc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Mẫu rèm cản sáng cho cửa sổ phòng ngủ
Nếu bạn đang quan tâm về mẫu rèm cản sáng cho cửa sổ phòng ngủ thì hãy đến với bài viết này. Nó sẽ giúp bạn nhận biết về các loại vải rèm cản sáng, cản nhiệt tốt, cũng như đặc tính của từng loại.
Ngày nay vải cản sáng cho rèm cửa phòng ngủ chia làm 2 loại, đó là vải cản sáng dệt và vải cản sáng tráng silicon (cao su non).
Trước tiên ta hãy nói về loại vải rèm cản sáng tráng silicon trước đã nhé. Như tên gọi của nó, mặt sau của lớp vải sẽ được tráng một lớp cao su non, đảm bảo cản hoàn toàn ánh sáng xuyên qua tấm rèm.
Loại vải này sẽ tối ưu hơn ở khả năng cản sáng 100% và cản nhiệt. Tuy nhiên lớp silicon này nếu sử dụng quá lâu, hoặc tiếp xúc với môi trường quá nóng, nó có thể bị chảy hoặc rách. Bên cạnh đó chất liệu silicon sẽ làm tấm rèm của bạn nặng hơn so với vải cản sáng dệt. Nếu bạn muốn vệ sinh, giặt giũ, nên giặt nước lạnh, tránh gập lớp silicon vào nhau làm chúng bị dính nhé.
Một loại vải cản sáng nữa đó là vải cản dệt. Mặt sau của vải được dệt thêm một lớp mỏng nữa giúp che chắn ánh sáng tốt hơn. Các mẫu vải rèm cản sáng dệt có độ cản sáng từ 80 – 99% tùy từng loại. Ưu điểm của vải rèm cản sáng dệt đó là độ bền và khối lượng. Lớp cản sáng bằng vải bền hơn so với silicon, và vải cũng nhẹ hơn nữa.
Mỗi loại rèm cửa cản sáng cho phòng ngủ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Tùy theo nhu cầu sử dụng và đặc điểm không gian nhà mình, hy vọng các bạn có thể tìm cho mình loại vải phù hợp nhất trang trí nội thất cho căn phòng của mình nhé.
Công ty rèm cửa cao cấp Mihn Home
Hotline: 0934 462 422
Địa chỉ: Số nhà B5 ngõ 57 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
Địa chỉ Hạ Long: Hải Phúc, P. Hồng Hải, TP.Hạ Long, Quảng Ninh.
Đỗ Xuân Tài Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.