Thiển cận - căn bệnh cả người quá bận rộn làm giàu lẫn người nghèo đều dễ mắc phải
Thiển cận - căn bệnh cả người quá bận rộn làm giàu lẫn người nghèo đều dễ mắc phải, 78201, Huyền Nguyễn Blog MuaBanNhanh
Quá tập trung vào kiếm tiền, có thể bạn quên mất đầu tư cho nguồn thông tin về đời sống xã hội hiện tại, khiến nhiều lúc cảm thấy lệch khỏi cuộc sống xô bồ.
Quá bận rộn, dù bạn có được cho thêm thời gian đi chăng nữa, liệu bạn có giải quyết hết mọi công việc hay trong tay lại có thêm việc để làm.
Quá chìm trong đại dương thông tin như hiện nay (tin tức, mạng xã hội, báo chí, truyền thông,... ) liệu đâu là thông tin hữu ích bạn cần.
Nếu người nghèo mãi chật vật trong kiếm tiền, người bận rộn mãi không dành được chút thời gian rảnh rỗi nào thì chính họ đang lãng phí nguồn tài nguyên của mình, họ đang không biết đầu tư, kinh doanh trên tài nguyên bản thân có. Nhiều chia sẻ về chủ đề này của cộng đồng mạng cũng chỉ rõ điều này:
"Muốn làm giàu phải có ý tưởng làm giàu. Và con đường duy nhất đó là phải học nhưng không phải chỉ học ở trường mà xã hội là nơi ta học và trải nghiệm nhanh nhất đó các bạn" - chia sẻ từ lam huynh thong
"Học hành để có kiến thức và để nâng cao ý thức, sự hiểu biết của người dân. Mặc dù làm nông nghiệp thì người nông dân cũng phải có kiến thức, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách hợp lý thì từ từ cuộc sống sẽ được cải thiện. Hiện tại người nông dân mình làm việc rất vất vả nhưng chỉ là vất vả về tay chân nên hiệu quả công việc còn thấp, làm ăn cũng còn theo kiểu manh mún. Do đó, điều quan trọng để cải thiện cuộc sống người nghèo, người nông dân là nâng cao tri thức và ý thức trong công việc." - bạn Dinh cho biết
"Bạn đang lãng phí thời gian vào những suy nghĩ lung tung, những lúc ngồi thừ người ra với những giấc mơ ban ngày!
Bạn có những ý nghĩ cao xa nhưng chỉ là suy nghĩ và mơ mộng mà không có hành động thực tế. Bạn nên rèn thêm động lực hành động để biến những giấc mơ thành hiện thực, hơn là mãi quẩn quanh với tư tưởng thiếu thực tế của mình." - từ Nguyễn Thị Bích Ngọc
Qua bài dịch của Minh Tuệ theo Secretchina: "GS Harvard: Quá bận rộn hay quá nghèo trong thời gian dài làm người ta thiển cận" giúp lý giải rõ hơn về thực trạng này:
Người quá bận rộn hoặc quá nghèo trong thời gian dài có một điểm chung, họ sẽ tập trung quá mức vào việc đuổi theo cái mà mình đang thiếu thốn, từ đó dẫn đến việc suy giảm khả năng nhận thức và khả năng phán đoán.
Giáo sư Sendhil Mullainathan của Đại học Harvard cùng với cộng sự là giáo sư Eldar Shafir từ Đại học Princeton đã đưa ra kết luận trên. Nghiên cứu từng được đăng trên tạp chí Khoa học của Mỹ. Bài nghiên cứu cũng được xuất bản trong quyển “Scarcity: Why Having Too Little Means So Much”.
Nghiên cứu này xuất phát từ sự khó chịu đối với thói lề mề của bản thân ông Mullainathan. Ông di dân từ Ấn Độ đến Mỹ năm 7 tuổi, sau khi tốt nghiệp Harvard, ông theo học ngành kinh tế tại MIT và nhận được giải thưởng “Thiên tài MacArthur” rồi được nhận làm giáo sư tại đại học Harvard.
Tuy rằng dường như ông có mọi thứ, nhưng ông cảm thấy điều thiếu sót duy nhất của bản thân ông chính là thời gian. Trong đầu ông luôn có rất nhiều kế hoạch, muốn tự mình làm tất cả mọi thứ, nhưng kết quả thường rơi vào tình trạng hứa mà không thể thực hiện. Sau khi nhận ra vấn đề này, Mullainathan đã kết nối vấn đề của bản thân với nghiên cứu xóa đói giảm nghèo quốc tế mà ông đang làm. Cuối cùng, ông đã phát hiện ra vấn đề mà mình đối mặt và lo ngại của người nghèo lại giống nhau đến bất ngờ.
Cái người nghèo thiếu thốn là tiền bạc, còn ông thiếu thời gian. Sự giống nhau của hai vấn đề nằm ở chỗ dù có cho người nghèo tiền, cho người bận rộn thời gian, thì họ cũng không thể nào vận dụng tốt nguồn tài nguyên.
Trong tình trạng thiếu thốn tài nguyên (tiền, thời gian, thông tin) lâu dài, sự tìm kiếm những cái mình thiếu thốn đã chiếm hết sự tập trung của những người này, dẫn đến việc khiến họ quên đi những nhân tố có giá trị quan trọng hơn, khiến họ có tâm lý lo ngại và khó khăn trong việc quản lý quỹ thời gian, tiền bạc.
Cũng có nghĩa là khi bạn quá nghèo hoặc quá bận rộn, khả năng suy nghĩ và phán đoán đều sẽ suy giảm, dẫn đến sự thất bại.
Nghiên cứu giải thích thêm, sự thiếu thốn lâu dài sẽ gây nên “tư duy khao khát”, dẫn đến việc mất đi khả năng quyết định cần thiết. Một người nghèo sẽ phải luôn tính toán để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, cuối cùng không còn đủ “khoảng trống” để suy nghĩ đến việc đầu tư và phát triển; một người quá mức bận rộn sẽ luôn chạy theo những nhiệm vụ mệt mỏi gấp gáp nhất và phải nhanh chóng hoàn thành trong thời hạn được giao, nên cũng không còn “khoảng trống” để suy nghĩ đến sự phát triển lâu dài hơn. Đối với những người này, dù cho có thoát khỏi tình trạng thiếu thốn này thì cũng sẽ bị vướng vào “tư duy khao khát” rất lâu.
“Nói một cách khó nghe, sự nghèo khó có thể làm bạn trở nên thiển cận hơn” – GS Mullainathan
Nghiên cứu của ông Mullainathan là một gợi ý quan trọng đối với các vấn đề lý luận giai cấp xã hội và chính sách quốc gia, hình thức phát triển kỹ thuật cũng như quản lý quỹ thời gian cá nhân v.v… Dưới đây nêu ra một vài ví dụ:
Ví dụ 1: chính sách an sinh xã hội
Đảng Cộng hòa Mỹ cho rằng người nghèo là do không cố gắng. Đảng Dân chủ cho rằng nguồn gốc của cái nghèo là do xã hội không bình đẳng, quốc gia nên sắp xếp nguồn tài nguyên để giúp đỡ người nghèo.
Ông Mullainathan lại chứng minh rằng cả hai đảng đều sai. Không phải là người nghèo không cố gắng mà là bởi vì nghèo quá lâu, họ đã mất đi khả năng suy nghĩ và phán đoán về việc thoát khỏi cái nghèo. Nếu không thay đổi tình trạng này thì dù có cố gắng cũng vô ích; mà nếu như chỉ đơn giản là phân phát tiền cho người nghèo thì “tư duy khao khát” của họ cũng sẽ dẫn đến việc họ không thể vận dụng phúc lợi được cấp cho để thoát khỏi cái nghèo.
Do đó, nên xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản nhất, đồng thời duy trì những hình thức cạnh tranh trong xã hội, tài nguyên mở ra cho toàn xã hội để con người có thể bảo trì được tư duy bình thường, cạnh tranh công bằng.
Ví dụ 2: Làm sao khi không có đủ thời gian?
Nguyên tắc quản lý thời gian theo cách truyền thống là chia nhỏ từng khoảng thời gian, đồng thời xử lý nhiều nhiệm vụ hơn.
Còn nghiên cứu của ông Mullainathan lại nhận ra rằng lý do không hoàn thành được nhiệm vụ không phải là không đủ thời gian, mà là không đủ tập trung khi xử lý vấn đề. Cách giải quyết chia nhỏ thời gian và xử lý nhiều việc hơn lại sẽ tăng thêm sự lo lắng do bị phân tâm, dẫn đến việc càng không thể chú tâm xử lý nhiệm vụ chủ yếu, kéo dài sự chậm trễ.
Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là giảm bớt những nhiệm vụ không cần thiết, nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, chia nhỏ các vấn đề, từ đó hóa giải sự lo lắng khi xử lý vấn đề.
Ví dụ 3: Chúng ta đang bị “oanh tạc” bởi thông tin?
Mỗi ngày chúng ta phải nhận lượng tin tức quá tải, có rất nhiều người cứ luôn bị những tin tức trên mạng xã hội làm phiền, vì thế vài người bắt đầu dùng cách “cắt mạng” để thoát khỏi tình trạng tin tức quá tải.
Trên thực tế không phải là do tin tức quá tải mà là hậu quả của việc “thiếu thốn tin tức hữu ích”. Vấn đề này tốt nhất nên giải quyết bằng cách thiết lập cơ chế chọn lọc tin tức để giúp bản thân chọn ra những tin tức quan trọng.
Tóm lại, khi bạn thấy bản thân đang phải vật lộn với tiền bạc, thời gian… hãy dành cho mình 1 chút thư giãn để nhìn lại và đặt ra mục tiêu. Và khi nhìn những người nghèo, hãy dành cho họ nhiều sự cảm thông hơn nữa vì gánh nặng cả về vật chất và tinh thần mà họ mang trên vai.
Huyền Nguyễn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.