[Sức Khỏe] Đau đầu ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?
[Sức Khỏe] Đau đầu ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?, 78853, Phương Thảo Blog MuaBanNhanh
Hiện tượng đau nhói, nhức mỏi, co cứng ngón tay… là những hiện tượng thường xảy ra ở đầu ngón tay của bạn. Các đầu ngón tay rất nhạy cảm vì chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và có nhiệt độ cao hơn hẳn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Vậy nguyên nhân gây đau đầu ngón tay là gì?
Các yếu tố môi trường có thể gây đau đầu ngón tay. Các bệnh liên quan đến dây thần kinh, cơ, xương cũng có thể gây đau đầu ngón tay.
- Bệnh Raynaud
Đây là một bệnh cho thấy tình trạng các mạch máu ngoại vi phản ứng thái quá với điều kiện môi trường lạnh gây co thắt, dẫn đến co mạch cực độ cũng như ngăn chặn máu luân chuyển đến các ngón tay, chân, tai, mũi.
“Thật sự tôi cũng từng nghĩ những cơn tê dại ở đầu ngón tay chỉ là quá mệt mỏi thôi, nhưng biểu hiện xảy ra thường xuyên, nhiều lần khiến tôi cảm thấy nghi ngại và đến bác sĩ mới thật sự biết máu của mình không lưu thông bình thường.” – bà Bùi Thị Xuân cho biết.
Trong đó, bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các đầu ngón tay xuất hiện các biểu hiện:
- Ngón tay lạnh.
- Màu da thay đổi khi gặp lạnh hoặc stress (Trắng sang xanh do bị dồn nén bên trong mạch máu, sau đó chuyển sang màu đỏ khi máu bắt đầu tuôn ồ ạt bên trong.)
- Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay.
- Loét đầu ngón tay.
- Đau ở ngón tay, đặc biệt là đầu ngón tay.
Giải pháp giảm tình trạng trên:
- Tránh lạnh hoặc stress ngay trong nhà, nơi làm việc.
- Sử dụng găng tay để các đầu ngón tay luôn được giữ ấm.
- Bỏ thuốc lá (hút thuốc sẽ làm các mạch máu ở đầu ngón tay bị thu hẹp lại.)
- Không sử dụng caffeine.
- Ngâm tay trong nước ấm.
- Bệnh thần kinh ngoại biên
Một số bệnh như tiểu đường có thể gây ra thiệt hại cho các dây thần kinh, dẫn đến đau, tê, ngứa ran cả cánh tay, thậm chí là ở bàn chân. Hiện tượng này gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, đôi khi gây đau nhức các đầu ngón tay.
“Nếu hỏi bệnh nhân tiểu đường chắc họ sẽ nói cho bạn biết tê cóng chân tay như có con vật gì đó bò, cắn thường xuyên chính là một trong những biểu hiện rõ nét giúp họ phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường.” – Lê Mai cho biết.
Các triệu chứng:
- Tê, cảm giác như kiến bò trong lòng bàn tay, ngứa ran ở các đầu ngón tay.
- Nhạy cảm quá mức khi chạm vào cái gì đó.
Giải pháp giảm tình trạng trên:
- Kiểm soát huyết áp trong mức độ ổn định.
- Duy trì lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tích cực hoạt động.
- Dừng hút thuốc.
- Tay tê cóng
Tê cóng tay có lẽ là hiện tượng cảm lạnh phổ biến nhất ở các mô, xảy ra khi da và mô dưới đông cứng. Hầu hết các trường hợp bị tê cóng là do tiếp xúc kéo dài hoặc không được bảo vệ dưới thời tiết lạnh.
“Tình trạng tê cóng tay dễ bị nhầm tưởng do quá lạnh nếu nhiệt độ môi trường thấp, thế nhưng khi tay cứng, trắng bệnh, đau âm ỉ thì chắc chắn không chỉ do thời tiết đâu mà sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề đó.” – Võ Tuyết Sen chia sẻ.
Các triệu chứng:
- Lạnh, tay trắng bệch, cứng, mất cảm giác hoặc chỉ đau âm ỉ ở phần đầu ngón tay.
- Hiện tượng đau đầu ngón tay xuất hiện khi mô bắt đầu tan.
Giải pháp giảm tình trạng trên:
- Bảo vệ làn da khi tiếp xúc môi trường lạnh.
- Nếu ở bên ngoài mà gặp lạnh, bạn có thể ủ ấm bằng cách luồn tay vào nách.
- Nhẹ nhàng làm ấm khu vực bị tê buốt.
- Ngâm tay, chân trong nước ấm (37-42oc) trong 15-30 phút.
- Không ủ ấm da đang bị tê buốt bằng nhiệt độ trực tiếp từ bếp lò, đèn nhiệt, lò sưởi vì rất dễ bị bỏng.
- Viêm khớp ngón tay
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thường là những dạng khớp gây đau đầu ngón tay. Đối với tay, viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay cái, giữa các ngón tay và khu vực gần móng.
“Viêm khớp tay ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bất cứ ai đó, bởi vậy tôi nghĩ ai cảm thấy tay mình nóng rát, đầu ngón tay như bị bỏng thì nên tìm bác sĩ để kiểm ra vì có thể bạn gặp vấn đề về khớp rồi.” – Xuân Trường cho biết.
Các triệu chứng:
- Trong giai đoạn đầu, viêm khớp gây ra cảm giác nóng rát trong ngón tay, đặc biệt là ở đầu ngón.
- Khi viêm khớp tay nặng hơn, xương sụn bị mòn đi, bạn có thể bị đau khi không hoạt động bằng tay hoặc hoạt động rất ít.
Cách khắc phục tình trạng trên:
- Hơi nóng hoặc hơi lạnh có thể giúp giảm đau.
- Tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để nhận được sự giúp đỡ.
- Các vấn đề về da
Bất cứ tình trạng da nào như zona, viêm mô tế bào nếu xảy ra ở các ngón tay đều có thể là nguyên nhân gây đau đầu ngón tay.
Các triệu chứng:
- Viêm da, da bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng, sưng ở các đầu ngón tay.
Khắc phục tình trạng trên:
Tìm đến các bác sĩ chuyên bệnh da liễu để có giải pháp khắc phục tốt nhất.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân sức khỏe khác gây đau đầu ngón tay mà bạn không nên bỏ qua:
- Đau tim.
- Viêm xơ cơ.
- Mụn nước.
- Loãng xương.
Với những thông tin trên chắc chắn bạn đã biết được tình trạng đau các đầu ngón tay không phải là biểu hiện bình thường mà đây chính là lời cảnh báo của cơ thể muốn nhắc bạn nên kiểm tra ngay vì có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề!
Phương Thảo Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.