Quy trình sản xuất và các loại bao đựng gạo phổ biến hiện nay
Quy trình sản xuất và các loại bao đựng gạo phổ biến hiện nay, 94774, Ms Phương Blog MuaBanNhanh
Quy trình sản xuất bao đựng gạo
Để sản xuất và cho ra thị trường tiêu thụ những sản phẩm bao đựng gạo cao cấp thì những chiếc bao cần trải qua một quá trình sản xuất tương đối khắt khe. Cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên, để tiến hành sản xuất bao đựng gạo thể theo đúng yêu cầu từ phía khách hàng thì công ty sản xuất cần làm việc với khách hàng. Mục đích của việc gặp gỡ khách hàng vừa để lên ý tưởng để sản xuất bao bì đựng gạo, vừa để thống nhất hình dạng, chất liệu, quy cách sao cho đúng nhu cầu.
Bước 2: Sau đó, bên sản xuất sẽ thực hiện báo giá bao bì đựng gạo cho khách hàng. Ở bước này, khách hàng có thể thương lượng giá với bên cung cấp, tùy vào số lượng sản phẩm sản xuất mà quyết định có những ưu đãi cho khách hàng từ bên sản xuất.
Bước 3: Bước tiếp theo, bên cung cấp sẽ tiến hành thiết kế cấu trúc vẽ ra hình dạng của bao bì, cả trong mặt phẳng hai chiều và trong không gian ba chiều. Thiết kế cấu trúc tính đến hình dạng, khả năng chứa đựng và chịu lực, khi xếp chồng lên nhau. Đây là bước làm tương đối quan trọng và cần đến sự tính toán chi tiết, chính xác gần như tuyệt đối.
Bước 4: Việc thực hiện thiết kế đồ họa đối với bao đựng gạo khách hàng có thể thấy vô thưởng vô phạt nhưng thực chất đây là bước dựa vào chính cấu trúc bao bì, và các yêu cầu quảng bá sản phẩm, để tạo ra những hình ảnh bên ngoài bao bì sao cho ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt hình ảnh là một trong những khía cạnh hỗ trợ cho việc cạnh tranh thêm phần mạnh mẽ.
Bước 5: Đối với từng yêu cầu đặt hàng của từng đơn vị mà nhà sản xuất sẽ bố trí khuôn in một cách khoa học. Vừa để giảm chi phí, thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng in ấn.
Bước 6: Trước khi cho mẫu bao đựng ra mắt thì cần tiến hành làm thử mẫu để kiểm tra cấu trúc nhằm tạo ra sản phẩm không bị lỗi nhiều, và cũng là để khách hàng kiểm duyệt. Thông qua các sản phẩm mẫu khách hàng góp ý, chỉnh sửa để có một sản phẩm hoàn hảo nhất. Đối với những khách hàng nhỏ lẻ thì không quan tâm đến giai đoạn này, nhưng các doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu gạo đi thì họ cực kỳ quan trọng đến thiết kế.
Bước 7: Với những khách hàng yêu cầu về thiết kế ảnh, thì cần chú trọng vào làm ảnh để in ấn lên bề mặt, tùy thuộc từng loại chất liệu bao bì đựng gạo để lựa chọn loại hình ảnh phù hợp. Nhà sản xuất nên thực hiện in thử và làm thử mẫu nhằm đảm bảo khi kết thúc quá trình sản xuất bao bì đựng gạo, mẫu in không bị nhòe và đảm bảo yêu cầu.
Bước 8: Và cuối cùng, trước khi bao bì đựng đưa đến tay khách hàng cần được kiểm duyệt kỹ càng và đảm bảo không còn bất cứ sai sót nào ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của khách hàng và ảnh hưởng đến chính uy tín của đơn vị sản xuất.
Nhìn chung thì quy trình sản xuất bao đựng gạo không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ tương đối cao. Vì thế, khách hàng có thể yên tâm phần nào về chất lượng sản phẩm trước khi đến tay mình phải không nào?
Các loại bao đựng gạo phổ biến hiện nay
* Về hình thức
Xét về hình thức, bao đựng gạo hiện được chia thành 2 loại:
Loại 1: loại trơn, không tin thông tin hay màu sắc trên bao bì. Loại bao này có chi phí sản xuất ít nên giá thành cũng rất thấp. Chủ yếu phục vụ cho hàng trong nước là chính, ở các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Loại 2: loại bao đựng gạo có in thông tin như logo, tin công ty, địa chỉ, hình ảnh tượng trưng,…Loại bao này cao cấp hơn, thường dùng trong các doanh nghiệp, nhà máy lớn và các thương hiệu trong nước, thậm chí dùng để đựng gạo xuất khẩu.
Trong mỗi loại trên đều có các kích cỡ đa dạng phục vụ cho mục đích sử dụng của khách hàng. Những loại bao phổ biến như 5kg, 10kg, 15kg, 20kg,…
* Về chất liệu
Bao PP dệt đựng gạo loại cao cấp
Thường sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu lúa gạo. Đối với sản phẩm này, bao được sản xuất từ vải PP dệt không tráng keo với chất liệu tùy nhu cầu và giá. Thêm vào đó, bao được ghép màng BOPP in ống đồng và có thể lồng thêm túi PE nếu khách hàng có yêu cầu. Đây là loại bao có chi phí sản xuất cao, vì thế khi quyết định sử dụng các công ty, doanh nghiệp cần lưu ý điểm này.
-Bao PP dệt đựng gạo loại thường
Những loại bao thường này sử dụng cho các sản phẩm nội địa, tại các đầu mối hay trong các đơn vị sản xuất hộ kinh doanh cá thể. Vì thế chúng có thiết kế khá đơn giản, có thêm tráng tráng phủ keo PP trên mặt ngoài hoặc không tráng ghép. Đây là loại bao bì đựng lúa gạo phổ biến bởi chi phí thấp và số lượng có sẵn.
Ưu điểm của bao đựng gạo
* Chịu tải cao
Nhờ được dệt từ các hạt nhựa PP mà bao đựng gạo có tính bền cơ học cao, khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài. Từ những đặc tính đó đã tạo nên tính chất chịu tải cao của sản phẩm. Vì thế mà bao có thể chứa đến 50kg gạo mà không bị rách hay co giãn quá nhiều.
* Không có chất gây hại cho sức khỏe con người
Được làm từ các hạt nhựa nhưng bao đựng gạo lại không hề gây hại cho sức khỏe con người. Bởi các hạt nhựa PP không màu, không mùi, vì thế khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bao dệt PP để đựng gạo.
* Khả năng chống nước và các chất khác cao
Đặc tính nổi bật của sản phẩm là không bị thấm nước, dầu mỡ hay các chất lỏng, chất độc hại khác từ bên ngoài. Do vậy, sau một thời gian dài sử dụng hay vận chuyển thì chất lượng gạo bên trong túi cũng không hề bị biến đổi.
* Giá thành rẻ
Với đặc tính nổi trội nhưng giá thành của loại bao này lại khá thấp, phù hợp với túi tiền của người sử dụng, kể cả là những người nông dân. Do vậy, sản phẩm nhận được nhiều sự yêu chuộng từ phía khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính cũng đều bị thuyết phục hoàn toàn.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Ms Phương
-
-
Cung cấp bao pp dệt đựng gạo2,150 VND117A/18 – Phạm Thế Hiển, P.6, Q.8, TP.HCM - Quận 8 - Hồ Chí Minh
-
Bao jumbo đóng cát công trình80,000 VND2117A/18 phạm thế hiển, phường 6, quận 8 - Quận 8 - Hồ Chí Minh
-