Phương pháp phòng chống bệnh đầu vàng trên tôm
Phương pháp phòng chống bệnh đầu vàng trên tôm, 84444, Đinh Hùng Blog MuaBanNhanh
Triệu chứng của bệnh đầu vàng trên tôm
Thân tôm có màu nhợt nhạt, phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu
Trong vài ngày đầu tôm ăn nhiều khác thường sau 1-2 ngày rồi bỏ ăn đột ngột có dấu hiệu bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hay tấp mé bờ.
Sau 3- ngày tôm chết rất nhanh có thể chết gần 100% sau khi xuất hiện các triệu chứng. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50-70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.
Nguyên nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm là do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus. Lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.
Một số cách phòng bệnh đầu vàng trên tôm
+ Chọn con giống chất lượng, sạch bệnh để thả nuôi vì con giống chính là yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi vì thế cần phải hết sức kỹ lưỡng ở khâu chọn giống.
+ Chuẩn bị ao nuôi tốt nạo vét bùn đáy ao và phơi khô, tiến hành diệt các loài cua, còng, cáy và các loại giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới ngăn chim từ ngoài xâm nhập vào ao.
+ Cấp nước vào ao phải dùng màng lọc để ngăn ấu trùng, trứng của các vật chủ trung giang mang mầm bệnh. Sau đó dùng các loại thuốc diệt khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh, kết hợp với cấy men vi sinh có lợi để tạo cân bằng sinh học trong ao nuôi trước khi thả tôm.
+ Nuôi tôm với mật độ vừa phải, phù hợp với diện tích, mực độ nước của ao nuôi, thường xuyên cung cấp đủ oxy cho ao nuôi
+ Thường xuyên bổ sung các khoáng chất thiết yếu, Vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt, bà con có thể trộn men vi sinh và các vitamin với thức ăn để đạt sức đề kháng cho tôm tốt nhất.
+ Khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, nếu có thể thu hoạch ngay để giảm tối đa thiệt hại. Nếu tôm còn nhỏ không thu hoạch được thì nên xử lý nước ao để sạch mầm bệnh trước khi thải ra môi trường. Không nên dùng chung các dụng cụ nuôi trồng giữa các ao nuôi tránh lây lan sang các ao xung quanh.
+ Sau khi thu hoạch hoặc thải bỏ thì tiến hành cải tạo ao để loại bỏ hoàn toàn virus đầu vàng giúp an toàn cho vụ nuôi tiếp theo.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh đầu vàng trên tôm sẽ giúp bà con có thể phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm nhất. Mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ cho bác sỹ tôm để được hỗ trợ nhanh nhất nhé !
Nguồn:bacsytom
Đinh Hùng Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.