Phật bàn về nghệ thuật giữ gìn sắc đẹp và phúc báo con người
Phật bàn về nghệ thuật giữ gìn sắc đẹp và phúc báo con người, 71214, Lavender Blog MuaBanNhanh
Có nhiều người chẳng bao giờ cần làm gì nhưng ở họ vẫn toát lên vẻ đẹp đẽ, cao sang, tất cả là do cuộc sống tụ tập "vô tâm" của họ, khiến họ có sắc diện trẻ trung, tươi mới.
Gọi là “nghệ thuật gìn giữ sắc đẹp” bởi nó là một thể cách tự nhiên được vận dụng lâu ngày thành ra thuần thục, hay một nếp sống đã đạt đến độ vô tâm hồn nhiên, không còn vướng bận bởi ý nghĩ đẹp xấu. Tỏ ra lo lắng và chú ý làm đẹp bằng cách này hay bằng cách khác thì gọi là “kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp”. Còn sống mà ít bận rộn bởi ý tưởng đẹp xấu, tâm tư hồn nhiên thanh thoát, không say sắc xuân, không sầu sắc đông, thì có thể gọi là “nghệ thuật giữ sắc đẹp”.
Con người ta sau khi đến tuổi trung niên, liền thể hiện ra tướng mặt sự ảnh hưởng tính cách mà đời này mang đến. Những người hiền lành chất phác phần đông là có gương mặt phúc hậu, những người tính tình nhu hòa tướng mặt dịu dàng đẹp đẽ. Những người tính tình cực kỳ thô bạo, thường là bộ mặt dữ tợn; rất nhiều người phụ nữ trung niên phẩm hạnh không được tốt lắm, thường thường tướng mặt hà khắc, đây chính là tướng bạc mệnh, tướng khắc phu được nói đến.
Ảnh minh họa |
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Sắc đẹp con người đôi khi không toát lên từ vẻ mặt, đôi mắt, cái mũi, hay cái miệng mà toát lên từ tâm hồn, từ tấm lòng từ bi, lương thiện.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Lối sống vô ưu cũng là một "nghệ thuật" trong đạo phật. Đó chính là nếp sống hồn nhiên, vô tâm, vô tư, cái gì đến thì biết là đến, cái gì đi thì rõ là đi, không nuối tiếc, không vọng tưởng, “ưng vô sở trụ”. Nói khác đi, đó là nếp sống của một người đã ngộ ra lẽ thực vô thường của cuộc đời, không tiếc nuối những gì đã qua, không bận lòng với những gì chưa đến, sống an nhiên tự tại trong mỗi thời khắc trôi qua với một tâm tư hoàn toàn tỉnh giác và an lạc. “Sống hôm nay biết hôm nay; còn xuân thu trước ai hay làm gì”. Xem ra thì nghệ thuật sống trẻ đẹp chính là bớt lo nghĩ về sắc đẹp, bớt lao tâm khổ tứ vì sự thật đổi thay của sắc đẹp vậy.
“Trường sinh bất tử” hay “trẻ mãi không già” là chuyện không thực có ở đời nhưng nó là mối bận tâm xưa nay của những người có lắm tiền của. Đạo Phật không khuyến khích một ảo tưởng như vậy. Trái lại, đạo Phật quan niệm cái nhìn thực tại trôi chảy đối với mọi hiện hữu và đề xuất một nếp sống khá tự nhiên phù hợp với thực tại trôi chảy ấy. “Có sanh tức có già chết”, Đức Phật đã dạy như thế. Dĩ nhiên, người ta có thể nhờ đến các phương tiện hay kỹ thuật khác nhau để chăm sóc và giữ sắc đẹp, như là giải pháp trước mắt và tạm thời. Tuy vậy, không một kỹ thuật nào bảo đảm sắc đẹp được bền lâu như ý muốn và cách hay nhất là sớm nhận ra sự thật sinh diệt của cuộc đời và tập cho quen dần với nếp sống khá an nhiên tự tại trước mọi chuyển biến vô thường của hiện hữu. Kinh Pháp Cú khuyên mọi người tập quan sát và hiểu như vầy về bản thân mình: “Xe vua đẹp cũng già; thân này rồi sẽ già”. Thực tập cách nhìn trôi chảy đối với mọi hiện hữu và sống với tâm thanh thản, bớt ưu tư lo lắng về sự thực trôi chảy ấy thì đấy là phương pháp sống khỏe sống đẹp được nói đến trong đạo Phật. Đó cũng chính là đường hướng thực nghiệm an lạc, giải thoát, là nghệ thuật giữ cho sắc đẹp luôn được tươi tắn, không héo mòn, như lời Phật dạy.
Theo: Khỏe & Đẹp
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.