Những bộ phận dễ hư hỏng nhất ở xe máy cũ
Những bộ phận dễ hư hỏng nhất ở xe máy cũ, 88147, Vũ Hồng Đỉnh Blog MuaBanNhanh
Sau đây là một số bộ phận dễ hư hỏng nhất mà bạn nên chú ý khi mua xe máy cũ giá rẻ.
1. Bugi
Nếu có ý định mua xe máy cũ bạn nên kiểm tra bugi đầu tiên vì đây chính là bộ phận dễ hư hỏng nhất. Đặc biệt, đối với xe máy cũ giá rẻ sau một thời gian sử dụng bugi xảy ra hiện tượng không đánh điện châm lửa cho buồng đốt.
Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng này như: Xe bị ngập nước, lâu ngày không được vệ sinh, hoặc cũng có thể do chế hòa khí của xe phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi, hay động cơ hoạt động nóng quá mức cho phép.
2. Bộ ly hợp
Bộ ly hợp (hay còn được gọi là côn xe) là bộ phận cực kì “nhạy cảm” vì chỉ cần một lỗi nhỏ trên bộ li hợp cũng khiến việc vận hành xe máy cũ trở nên phức tạp. Do đó bạn nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên.
Trong trường hợp mua xe máy cũ hãy nhờ chuyên gia xem xét thật kĩ bộ ly hợp của xe khi quyết định mua về để tránh tiền mất tật mang bạn nhé.
3. Hệ thống điện
Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện của xe máy cũ sẽ xuống cấp và phát sinh hư hỏng, đặc biệt là đối với những chủ xe “dùng như phá” không bảo dưỡng bảo trì thường xuyên.
Hệ thống điện của xe máy cũ bao gồm: Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC. Khi sử dụng nếu bạn đề nổ và giữ đề lâu có thể khiến ắc-quy bị phóng hết điện và lúc này để khởi động được xe bạn chỉ còn cách đạp cho xe nổ. Đối với những chiếc xe số thì không có vấn đề gì nhưng đối với dòng mô tô phân khối lớn thì có vẻ như khởi động xe bằng cách này quá vất vả và chẳng hề khả thi đâu nhé.
4. Bộ phần truyền động
Bộ phận truyền động của xe máy có cơ cấu các bánh răng của hộp số rất chặt chẽ, đơn giản. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì hộp số của xe dần bị yếu, mòn đi. Nếu chiếc xe máy cũ của bạn bị hư hỏng bộ phận truyền động thì bạn chỉ còn cách chờ cứu hộ mà thôi.
5. Chi tiết cơ khí ăn mòn
Qua thời gian ma sát giữa các bộ phận cơ khí của xe máy cũ sẽ bị ăn mòn bề mặt. Đó là lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên bảo dưỡng định kỳ, tra dầu nhớt đầy đủ để giảm ma sát đồng thời giúp động cơ giải nhiệt, tránh quá nóng khiến cong vênh các chi tiết.
Nghiêm trọng hơn khi xe máy cũ không đủ dầu hoặc dầu trong xe đã quá cũ, cáu bẩn sẽ dẫn tới hiện tượng bó máy.
6. Bộ điều khiển trung tâm
Trong cấu tạo của xe máy thì bộ điều khiển trung tâm ECU được cấu thành từ những điện tử tinh vi và chính xác do đó cơ chế của nó cũng rất phức tạp. Thậm chí chỉ đơn giản là một lỗi nhỏ của ECU cũng khiến chiếc xe của bạn tê liệt, không hoạt động được nữa.
7. Lốp xe
Với đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, lốp xe máy cũ là bộ phận bị hao mòn nhiều và nhanh nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên khiến lốp bị mòn, nứt, thủng,… sẽ làm mất cân bằng xe và người lái không thể tiếp tục hành trình.
>> Xem thêm:
Xe SH cũ giá bao nhiêu tại Hà Nội?
5 bí kíp cần nhớ khi mua xe SH cũ tại Hà Nội
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Vũ Hồng Đỉnh