Nhà thờ Hagia Sophia: Huyền năng chữa bệnh, các bức khảm huyền bí và di vật thần thánh
Nhà thờ Hagia Sophia: Huyền năng chữa bệnh, các bức khảm huyền bí và di vật thần thánh, 42300, Nguyên Khang Blog MuaBanNhanh
Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Hagia Sophia được gọi là “Ayasofya” và từng là nơi tôn vinh Trí huệ của Chúa,Ngôi Lời. Bên cạnh Hagia Sophia còn có hai nhà thờ khác cũng được gọi là “Đền trí tuệ thần thánh”, nhưng Hagia Sophia là thánh đường cuối cùng còn sót lại.
Hagia Sophia cũng được gọi là Sancta Sophia, nhưng cái tên này không có liên hệ với Thánh Sophia như nhiều người lầm tưởng. Thay vào đó, tên gọi hiện tại có liên hệ với từ “Trí tuệ thần thánh”, bởi vì “Sophia” có nghĩa là ‘trí tuệ’ trong tiếng Hy Lạp.
Từ khi khởi công xây dựng vào giữa năm 532 và 537 SCN, dưới mệnh lệnh của Hoàng đế Justinian I thuộc Đế quốc Đông La Mã, cho đến năm 1453 SCN, Hagia Sophia đóng vai trò là một thánh đường của Chính thống giáo Đông phương (một nhánh của Công giáo). Tuy nhiên, Constantinople (tên gọi trước đây của Istanbul) đã bị đế quốc Ottoman xâm chiếm vào thời điểm đó, nên Hagia Sophia được cải tổ để trở thành nhà thờ Hồi giáo dưới lệnh của vua Sultan Mehmed II.
Nơi đây được sử dụng như một nhà thờ Hồi giáo cho tới năm 1931, khi tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mustafa Kemal Ataturk, quyết định đóng cửa nhà thờ trong bốn năm và mở cửa lại dưới vai trò một bảo tàng vào năm 1935.
Theo Marlise Simons thuộc tờ New York Times, với tác động “thay đổi lịch sử ngành kiến trúc”, Hagia Sophia có một mái vòm tráng lệ, đồng thời cũng là nhà thờ lớn nhất trên thế giới trong hàng nghìn năm. Danh hiệu này được duy trì cho đến khi vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rome được khánh thành. Hagia Sophia đã trở thành nguồn cảm hứng kiến trúc cho nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed, cũng như một số công trình khác.
Các trận động đất
Do xây dựng trên một đường đứt gãy, Hagia Sophia bị hư hại nặng nề sau một số trận động đất, vậy nên nhà thờ phải tu sửa lại nhiều lần. Các trận động đất xảy ra vào tháng 8/553 SCN, và tháng 12/557 SCN đã gây nên các vết đứt gãy ở mái vòm chính, sau đó, một trận động đất khác vào tháng 5/558 SCN hoàn toàn làm đổ sập mái vòm, cũng như phá hủy nhiều phần khác của nhà thờ, bao gồm khu vực bệ thờ. Nhiều thiệt hại khác cũng được ghi nhận trong những trận động đất vào năm 869 SCN và một lần nữa vào tháng 10/989 SCN. Một trận động đất cực lớn ở Istanbul vào năm 1894 đã phá hủy phần lớn nhà thờ.
Huyền năng chữa bệnh
Một cái giếng ở trung tâm đại sảnh được cho là có huyền năng trị bệnh tim và nhiều chứng bệnh khác. Người bệnh sẽ phải xếp hàng đến chỗ giếng ba lần vào các ngày thứ Bảy và uống một cốc nước giếng trong mỗi lần đó. Phong tục này kéo dài cho tới khi nhà thờ trở thành bảo tàng công cộng.
Ở Hagia Sophia, chiếc “cột đổ mồ hôi”, “cột khóc” hay “cột ước nguyện” làm từ đá cẩm thạch và có khả năng giữ ẩm ngay cả trong cái nắng mùa hè. Người ta tin rằng chiếc cột này cũng có khả năng chữa bệnh.
Chiếc cột trụ có gắn các tấm đồng ở khu vực phía dưới và một cái lỗ giữa một trong những tấm đồng này. Những người thành tín mong được chữa bệnh sẽ đặt hai ngón tay cái hoặc các ngón tay khác của họ vào trong lỗ, sau đó chà sát lên khu vực có bệnh trên cơ thể. Người ta cho rằng hoàng đế Justinian từng chữa lành một chứng đau đầu khủng khiếp chỉ nhờ dựa đầu vào cái cột này.
Người ta cho rằng hơi là nước mắt của Đức mẹ Mary. Một truyền thuyết khác kể rằng độ ẩm bắt đầu sau khi Giáo hoàng Gregory xuất hiện ở đó vào năm 1200.
Các bức tranh khảm huyền bí
Hagia Sophia có một vài bức khảm Công giáo. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bức tranh khảm Deesis được chế tác vào năm 1264 SCN, thu hút sự chú ý đặc biệt vì người ta nói rằng hình ảnh chúa Giê-su không phải là Kito (người được xức dầu- Messiah) mà là triết gia Apollonius xứ Tyana.
Nhà nghiên cứu người Mỹ tên là Robertino Solarion đã ủng hộ một học thuyết gây tranh cãi cho rằng Apollonius là một triết gia, sau này trở thành hình mẫu cho Chúa Giê-su, vốn thực ra là một nhân vật tưởng tưởng được tạo ra bởi các Giáo Phụ. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng thiết thực nào có đủ sức thuyết phục cho giả thuyết này.
Tranh khảm thiên thần Seraphim
Còn có các bức tranh khảm thiên thần Seraphim trên khu vòm tam giác chống đỡ cho mái vòm. Tuy nhiên, những bức hình này đã bị ẩn giấu trong 160 năm do bị che phủ bởi nhiều lớp thạch cao. Khi Hagia Sophia được chuyển đổi thành một nhà thờ Hồi giáo, các bức tranh khảm đã bị che giấu do đạo Hồi cấm các hình ảnh biểu tượng. Mặc dù chưa thể xác định chính xác niên đại của những bức tranh khảm này, nhưng người ta biết chúng đã được tạo ra hơn 700 năm trước.
Các di vật
Hagia Sophia có rất nhiều di vật thần thánh được lưu giữ bên trong trong suốt chiều dài lịch sử, mặc dù chúng đã được chuyển đi khi nhà thờ bị cướp phá vào cuộc Thập tự chinh thứ 4.
Trong số các di vật là nhiều mảnh đinh từ cây Thập tự giá đóng đinh Chúa Giê-su, tấm vải liệm Đức Mẹ Mary và bia mộ của Chúa Giê-su.
Ngoài ra, nơi đây còn có các mảnh gỗ mà từ đó người ta tạo ra Cánh cửa Hoàng đế, được cho là có nguồn gốc từ con tàu Noah.
Theo daikynguyenvn.com
Nguyên Khang Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.