Nguyên tắc Ogilvy - Tại sao nên làm việc với người giỏi hơn?
Nguyên tắc Ogilvy - Tại sao nên làm việc với người giỏi hơn?, 78241, Huyền Nguyễn Blog MuaBanNhanh
Nguyên tắc Ogilvy - Tại sao nên làm việc với người giỏi hơn? của nhà khai sinh ra ngành quảng cáo Ogilvy
Nguyên tắc của Ogilvy bắt nguồn từ một câu chuyện:
Nhà khai sinh ra ngành quảng cáo Ogilvy trong một lần họp Hội đồng quản trị, trên bàn đối diện mỗi thành viên cuộc họp đều để một búp bê đồ chơi (Madrushka) và nói: “Mọi người hãy mở ra xem, đó cũng chính là bản thân chúng ta”.
Mọi thành viên cuộc họp vừa ngạc nhiên vừa tò mò mở đồ chơi ra, hiện ra trước mắt họ là con búp bê giống hệt con đầu tiên, nhưng nhỏ hơn, và càng mở tiếp thì thấy những con sau càng nhỏ hơn. Khi mở đến lớp cuối cùng phát hiện trên thân của búp bê có một mẩu giấy, đó chính là Ogilvy viết cho họ: “Nếu các bạn mãi mãi chỉ biết quản lý những người có trình độ thấp hơn bản thân mình thì công ty của chúng giống như người lùn, nếu các bạn dám dùng người giỏi hơn, công ty của chúng ta sẽ lớn mạnh như người khổng lồ”.
Nguyên tắc của Ogilvy nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc dùng người. Một công ty mạnh cố nhiên sản phẩm làm ra phải tốt, có các thiết bị linh kiện tốt, có nguồn tài chính hùng hậu, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có những cá nhân xuất sắc. Tiền, vật chất không thể mang lại sự đổi mới, chỉ có đội ngũ nhân tài mới là quan trọng nhất và căn bản nhất.
Trên bia mộ của vua thép Mỹ Andrew Carnegie đã khắc dòng chữ sau: “Một người biết dùng người có năng lực giỏi hơn bản thân anh ta đã yên nghỉ tại đây”. Carnegie trở thành ông vua thép không phải vì bản thân có năng lực đặc biệt gì, mà do ông biết dùng người giỏi hơn mình, đồng thời biết phát huy điểm mạnh của họ.
Ziwab vốn là một kiến trúc sư của xưởng thép Barder thuộc công ty thép Carnegie, Carnegie sau khi biết được Jiwajin có lòng nhiệt tình với công việc và tài quản lý đều hơn người lập tức đề bạt anh ta lên chức giám đốc xưởng thép Barder. Và cũng bởi vì tài quản lý của Ziwab với xưởng này mà Ogilvy mới dám tuyên bố: “Khi nào tôi muốn chiếm lĩnh thị trường, thị trường sẽ là của tổi. Bởi vì thép của tôi sản xuất ra vừa rẻ lại vừa tốt”. Vài năm sau, biểu hiện xuất chúng của Ziwab đã làm cho Carnegie tiếp tục thăng chức anh lên chủ tịch hội đồng quản trị công ty, trở thành linh hồn của công ty thép Carnegie.
Ziwab làm chủ tịch hội đồng quản trị năm thứ 7, khi đó công ty lớn Morgan đang nắm giữ huyết mạch đường sắt Mỹ đưa ra ý định muốn hợp tác với Carnegie sản xuất thép. Một hôm, Carnegie đưa cho Ziwab một bản liệt kê và nói: “Dựa trên những điều kiện trên đây, anh đi đàm phán với Morgan về chuyện hợp tác”.
Ziwab xem qua và trả lời: “Ngài có quyền quyết định cuối cùng nhưng tôi chỉ muốn nói với ngài rằng, nếu đàm phán dựa trên những điều kiện này thì Morgan sẽ rất vui vẻ chấp nhận, nhưng lại làm thiệt hại cho ngài một khảon tiền lớn, xem ra hình như ngài chưa nghiên cứu kỹ vụ này”. Qua phân tích, Carnegie thừa nhận mình đã đánh giá quá cao Morgan, thế là ủy thác toàn quyền chuyện đàm phán với Morgan cho Ziwab, cuối cùng giành được các điều kiện hợp tác với ưu thế tuyệt đối.
Carnegie từng nói: “Nếu lấy đi nhà xưởng, máy móc, toàn bộ tiền của tôi đi, chỉ để lại cho tôi công nhân của mình thì bốn năm sau tôi lại trở thành vua thép”. Dựa vào đâu? Dựa vào dùng người! Đến đầu thế kỷ XX, công ty thép Carnegie đã trở thành công ty thép lớn nhất thế giới. Nó có 20 nghìn nhân công với các thiết bị tiên tiến, hiện đại, sản lượng thép hàng năm của nó vượt qua sản lượng thép của toàn nước Anh, lợi nhuận hàng năm đạt 40 triệu USD. Carnegie là cổ đông lớn nhất, song không giữ các chức như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổn giám đốc, thành công của ông phần lớn là do đã sử dụng một loạt người giỏi kỹ thuật và giỏi quản lý.
Nhỏ hơn Morgan 10 tuổi, Samul Sbinsay là dân bản địa Nam Mỹ, rất thông minh và tháo vát. Sau khi tốt nghiệp đại học, Sbinsay gia nhập vào ngành đường sắt của bang Ohio. Bằng tài năng xuất chúng của mình, anh lập tức nhận chức trợ lý đặc biệt phòng giám đốc, con đường công danh bằng phẳng, không lâu sau anh được bổ nhiệm làm phó giám đốc.
Cũng vừa vặn lúc đó, con đường sắt này do lạm phát thâm hụt bị phá sản, Sbinsay nhận nhiệm vụ cải tử hoàn sinh cho con đường sắt này, tài năng quản lý hơn người của anh cũng được phát huy tuyệt vời trong giai đoạn này.
Rất nhanh, Morgan đang là người tiếp quản chính của công ty đã phát hiện ra điểm hơn người của Samul Sbinsay trong kinh doanh và quản lý, ông nhận thấy Samul Sbinsay ở một số phương diện còn hơn bản thân mình. Đối với con người khát nhân tài như Morgan mà nói, sở thích lớn nhất là phát hiện nhân tài và sử dụng nhân tài, vì vậy ông không bao giờ bỏ qua bất kỳ nhân tài nào.
Do rất ngưỡng mộ tài năng của Sbinsay, Morgan đề bạt anh lên làm giám đốc, Sbinsay cũng không phụ ý tốt của Morgan, trả được khoản nợ 8 triệu USD cho công ty. Vì vậy, càng giành được sự nể trọng của Morgan, Sbinsay cuối cùng đã trở thành cánh tay phải của Morgan.
Nếu muốn là công ty tràn đầy sức sống, buộc phải tuyển chọn nhân tài, thuê dùng những cá nhân ưu tú nhất mà không sợ đối phương giỏi hơn. Dùng những người tốp đầu công ty mới trở thành tốp đầu. Kỳ thực sử dụng người mạnh hơn mình không chỉ thể hiện dũng cảm mà còn thể hiện sự tự tin và năng lực.
Trong Hán Sở tranh hùng, người không biết đánh trận là Lưu Bang cũng có thể uy danh thiên hạ, bởi vì ông có mưu lược của Trương Lương, nội lực của Tiêu Hà và thiện chiến của Hàn Tín; vốn là người bán giày cỏ nhưng Lưu Bị đã có thể chiếm một vị trí trên ba đỉnh của Tam Quốc cũng bởi “tam số thảo lu” (ba lần tới lều cỏ) mời được Gia Cát Lượng xuống núi giúp đỡ. Đối với lãnh đạo một nhà máy mà nói, cho dù không phải là cá nhân ưu tú, nhưng biết phát hiện và sử dụng người tài cũng có thể làm cho nhà máy phát triển lớn mạnh.
Huyền Nguyễn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.