Nếu muốn thành công: đừng ngại làm việc nhỏ mà còn phải làm thật tốt!
Nếu muốn thành công: đừng ngại làm việc nhỏ mà còn phải làm thật tốt!, 78177, Huyền Nguyễn Blog MuaBanNhanh
Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng một thái độ nghiêm túc và tận lực. Nghĩa là khi bạn đã lập một kế hoạch khởi nghiệp chi tiết để biến suy nghĩ lớn của mình thành hiện thực, bước tiếp theo là chia nhỏ ra thành mục tiêu trong từng năm, từng tháng, thậm chí từng ngày một. Lúc này, khi đã có mục tiêu cụ thể, tất cả những gì còn lại cần làm là phấn đấu nỗ lực hoàn thành công việc một cách chu toàn nhất.
Những người thành công họ đã làm gì từ những việc nhỏ nhất? Mời bạn tham khảo vài chia sẻ dưới đây
Anh Đỗ Tuấn Hùng Mạnh – Một giám đốc điều hành một Resort là minh chứng cho mẫu người chu toàn tỉ mỉ trong từng việc nhỏ. Anh Mạnh chia sẻ : "Nếu tôi không khuyến khích nhân viên chăm chút từng chi tiết nhỏ trong dịch vụ như: luôn nở nụ cười tươi khi khách yêu cầu dịch vụ, thêm một chút tinh dầu thơm trong phòng tắm, đặt tặng khách hàng một ít chocolate vào sáng ngày trả phòng... thì có lẽ những resort mà tôi quản lý qua, khách hàng sẽ không lưu luyến và hài lòng nhiều như vậy."
Bạn Khánh Quỳnh thì chia sẻ rằng: “Khi bạn tập trung nghĩ gì về mình, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng thu hút điều đó đến gần với bạn hơn! Điều này cũng sẽ giúp bạn vượt qua bất cứ khó khăn gì xảy ra trước mắt, vì bạn biết rằng, những khó khăn này là những điều cần phải chạm trán để đạt đến cái đích cuối cùng.
Một nhân viên giỏi cũng sẽ dễ dàng vượt qua những sự nhàm chán thường đến với công việc lặp đi lặp lại trong nhiều năm, khi họ biết rằng họ đang làm điều mình đam mê.
Vậy thì, lớn hay nhỏ là tùy vào thái độ của mỗi chúng ta. Nhưng hãy tin rằng, mỗi thành công nhỏ sẽ được tích lũy thành một thành tựu lớn ngày qua ngày. Muốn thành công lớn, xin hãy khởi sự từ việc nhỏ.”
Quốc Bình chia sẻ quan điểm của mình: “Một nhân viên thực tập của một ngân hàng lớn, bắt đầu từ vị trí thực tập được giao các việc “lặt vặt” như đánh máy, photocopy các loại công văn, giấy tờ, giao nhận hàng. Dù chưa được giao những công việc liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. Không có việc gì mà nhà lãnh đạo lại giao phó lại thừa cả. Muốn trở thành một nhân viên giỏi, thì bạn hãy kiên nhẫn mang tiếng "dở" một thời gian đã. Không ngại việc, không chê bai, bởi bạn biết đó con đường mình đi còn rất dài. Chính thái độ tiếp cận công việc mới mang tính quyết định trong sự nghiệp của bạn.”
Học hỏi "Triết lý kinh doanh của ông chủ IKEA: Để trở nên vĩ đại, đơn giản hãy làm thật tốt từ những việc nhỏ bé nhất" theo Cafebiz
Vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, chẳng ai biết đến Ingvar Kamprad nhưng chỉ vài năm sau, cậu đã có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Cậu bé đã bận rộn với dự án đơn giản: cậu tìm mua được diêm với giá rẻ, bán với giá hợp lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Không lâu sau, cậu đạp xe quanh thành phố và bán từng hộp diêm đến từng người cần chúng.
Khi bán diêm đã tốt, cậu bắt đầu mở rộng hoạt động của mình bằng cách bán thêm cá, đồ trang trí Giáng sinh, hạt giống, bút bi và bút chì.
Vài năm sau, cậu bé bắt đầu bán đồ nội thất.
Và khi Ingvar Kamprad 17 tuổi, cậu đã đặt tên cho công ty của mình là IKEA. Vào năm 2013, IKEA đã tạo ra doanh thu 37 tỷ USD. Đó thật sự đang ngạc nhiên khi ông chủ của công ty khởi đầu chỉ với vài bao diêm.
Bán diêm và tạo dựng kỹ năng
Tất cả mọi người đều bị ám ảnh bởi việc xây dựng IKEA của họ. Chẳng ai chịu tập trung vào bán vài bao diêm. Chúng ta đang sống trong xã hội coi trọng kỹ năng nhưng mọi người lại bị ám ảnh bởi kết quả.
Vấn đề ở đây là bạn sẽ dễ bị tập trung quá vào kết quả trong khi bạn nên tập trung vào việc xây dựng kỹ năng.
Ingvar Kamprad bắt đầu bằng việc xây dựng bộ kỹ năng của mình. Ông bắt đầu bằng việc bán từng bao diêm một. Ông tập trung vào một vấn đề nhỏ và sau đó sử dụng những kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề lớn hơn.
Tập trung làm tốt việc nhỏ trước khi muốn làm việc lớn
Rất nhiều người muốn làm việc lớn nhiều hơn là làm tốt công việc hiện tại. Một nhiếp ảnh gia trẻ muốn ảnh được đăng tại National Geographic hay chiến thắng tại cuộc thi ảnh tầm cỡ, chứ không muốn chỉ là một thợ chụp ảnh quèn trau dồi kinh nghiệm. Một nhà văn mới muốn nằm trong danh sách best-selling nhưng lại chẳng chịu cố gắng trở thành chuyên gia viết lách.
Nếu chỉ chăm chăm muốn đạt được kết quả, bạn sẽ dễ phân tâm, không làm đủ khối lượng công việc để có được những kỹ năng cần thiết. Quá trình này còn quan trọng hơn nhiều so với mục tiêu. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn khởi đầu. Hãy tập trung vào làm tốt những việc nhỏ trước khi muốn làm đươc những việc lớn.
Hãy nghĩ về những điều bạn muốn trở nên xuất sắc và bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như thế nào.
Bạn có cho rằng mình là người thành công? Và bạn đã làm những gì để trở thành người thành công từ những việc đơn giản nhất? Chia sẻ cùng KinhDoanh.MuaBanNhanh.com về những trải nghiệm của chính mình nhé!
Huyền Nguyễn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.