Mẹo hay giúp mẹ sửa tật nói lắp cho con
Mẹo hay giúp mẹ sửa tật nói lắp cho con, 42321, Nguyên Khang Blog MuaBanNhanh
. Giúp trẻ nói câu đơn giản
Khuyến khích trẻ nói những câu đơn giản, không đòi hỏi phải tư duy nhiều. Trong những tình huống phức tạp, không nên coi trọng việc giao tiếp nhanh. Hãy giúp trẻ phản xạ nói những câu đơn giản, không bị lúng túng và dần dần mới nói dài và nhiều câu phức tạp hơn.
2. Tạo không gian thoải mái cho trẻ luyện tập
Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ
Có thể khắc phục tình trạng nói lắp bằng cách đọc sách, mới đầu nên đọc bài văn ngắn, đơn giản. Cha mẹ nên thường xuyên tạo không gian yên tĩnh để cùng trẻ luyện đọc lưu loát mỗi ngày. Nếu trẻ lắp bắp ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát.
3. Khuyến khích trẻ gọi tên sự vật, hiện tượng
Việc gọi tên sự vật hiện tượng mà trẻ nhìn thấy giúp trẻ tư duy ngôn ngữ đơn giản được nhanh hơn. Lúc nhìn những hình ảnh về con vật, hoạt động hay đồ đạc xung quanh, hãy bảo trẻ nói ngay, không cần thời gian suy nghĩ. Trong quá trình luyện tập, bố mẹ nên lưu ý luôn khuyến khích và động viên trẻ, không được nhại lại, chê bai con.
4. Không tạo áp lực cho trẻ
Khuyến khích trẻ nói lên ý kiến của mình
Việc bố mẹ tảng lờ trẻ nói lắp khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, và ít bị áp lực hơn. Chính điều này mới khuyến khích trẻ nói nhiều và giúp giảm bớt thời gian phải suy nghĩ về những gì định nói.
Trong lúc trẻ suy nghĩ, bạn cần phải chờ đợi trẻ, không bao giờ được trả lời trẻ khi trẻ chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu. Nên tập cho con thói quen nói năng rõ ràng, lưu loát ngay từ khi còn nhỏ.
5. Khuyến khích trẻ phát biểu ý kiến
Khuyến khích bé phát biểu ý kiến ở nhà và ở trường. Khi tự tin phát biểu trẻ sẽ dần dần khắc phục được tật nói lắp.
Ở nhà cha mẹ cũng nên khuyến khích con, nhìn thẳng vào mắt con khi bé nói chuyện và chỉ trả lời câu hỏi của bé khi trẻ nói xong. Việc lặp lại câu nói của trẻ cũng giúp trẻ thấy bạn đã lắng nghe bé.
Có thể bé chưa tự tin vì mình hay nói lắp, vì thế mẹ đừng ép buộc bé nói chuyện hay đọc truyện trước người lạ. Nên khuyến khích con nói chuyện thường xuyên với những người bé thích.
6. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm
Cần cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: chẳng hạn chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát hoặc kể những câu chuyện con thích.
Theo phununews
Nguyên Khang Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.