Mắt chữ O mồm chữ A với Thiền Viện Đẹp Nhất Việt Nam
Mắt chữ O mồm chữ A với Thiền Viện Đẹp Nhất Việt Nam, 89942, Hieuvnsup Blog MuaBanNhanh
Giới thiệu về Thiền Viện Trúc Lâm
Cả khu thiền viện tọa lạc trên núi Phượng Hoàng chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt chưa đến 5km.Thiền Viện Trúc Lâm được xây dựng và hoàn thành vào năm 1993. Do hòa thượng Thích Thanh Từ làm viện trưởng.
Chủ trì Tăng : TK Thích Thông Phương
Chủ trì Ni : TKN Thích nữ Như Tâm
Địa chỉ Thiền Viện
Tọa lạc tại phường 3 – Tp Đà Lạt, gần với Hồ Tuyền Lâm. Nơi đây có một phong cảnh tuyệt đẹp, thiên nhiên hữu tình, không gian thanh tịnh.
Thông tin cần biết
Giờ mở cửa: Thiền viện trúc lâm mở cửa từ 5h00 sáng đến 21h00 tối tất cả các ngày trong tuần.
Cách đến Thiền Viện: Hiện tai bạn có thể đi xe máy, ô tô đến Thiền viện. Nơi đây có bãi đậu xe rộng rãi và có người trông coi ( có tính phí). Ngoài ra bạn còn có thể đi cáp treo từ đồi Robin sang đây với giá 70k/ lượt khứ hồi và 50k/ lượt 1 chiều.
Quá trình hình thành Thiền Viện Cột mốc đầu tiên
Vào năm 1986 trong khi đang chìm trong giấc ngủ say, ngài mộng thấy mình ôm cổ chim Phụng Hoàng bay cao. Tỉnh giấc, nghiệm lại điềm mộng, ngài suy nghĩ Đà Lạt khí hậu mát mẻ, núi rừng thanh vắng, nếu có một thiền viện cho Tăng Ni tu tập, sẽ chóng có kết quả.
Vì thế, vị hòa thượng phát họa sơ đồ cho thiền viện tương lai. Đi khảo sát núi đồi để chọn đất xin cất thiền viện. Phật tử thể theo tâm nguyện của ngài, tiến hành thủ tục xin đất.
Lễ đặt đá
– Ngày 08/4/ 1993, được sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương, thiền viện làm lễ đặt đá và khởi công xây dựng. Với bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ. Có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập – nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) dựa trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ.
Thời gian hoàn thành
Sau 8 tháng thi công, thiền viện xây dựng xong phần cơ bản. Chia làm 4 khu vực : Khu ngoại viện, khu tịnh thất của Hòa thượng viện trưởng, khu nội viện Tăng và khu nội viện Ni.
– Ngày 08/02/1994, Thiền Viện Trúc Lâm căn bản đã hoàn thành và tiến hành làm lễ khánh thành. Hòa thượng Viện trưởng tuyên bố bản thanh quy của thiền viện Trúc Lâm. Và từ đó, khóa thiền đầu tiên bắt đầu.
– Năm 1999, thiền viện sửa chữa và xây dựng thêm một số công trình như nhà khách tăng, lầu trống, thư viện và nhà trưng bày.
Các chủ trương của Thiền Viện
Chủ trương của Thiền Viện Trúc Lâm là khôi phục lại Thiền tông Việt Nam. Cụ thể là của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần, do ngài Trúc Lâm Đại Đầu Đà sáng lập và làm Sơ Tổ.
Nếu du khách lên thiền viên từ phía Hồ Tuyền Lâm du khách phải leo trên con dốc bậc thang dài khoảng 500m. Du khách vượt qua 3 cổng tam quan và đến được chánh điện. Ba cổng tam là biểu trưng cho 3 quan trong nhà thiền : Sơ quan, Trùng quan và Lao quan.
Đó là 3 cửa mà một hành giả tu thiền phải vượt qua mới đến được cảnh giới rốt ráo. Qua được 3 cửa này thì mới vào chánh điện và thấy được Phật.
Đà Lạt sương mù – xứ sở tôi yêu
Thiền Viện Trúc Lâm có những gì? Khu vực chánh điện
Vào chánh điện du khách sẽ ngỡ ngàng với những công trình điêu khắc hết sức công phu . Ở chính giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m. Tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng “Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu” (vì miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu”). Bên phải Đức Phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử.
Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu.
Tham quan vườn rau sạch Đà Lạt – trải nghiệm một ngày làm nông dân
Bên ngoài chánh điện
Hồ Tĩnh Tâm nằm phía trước chánh điện tạo nên một quan cảnh thanh tịnh và yên bình.
Phía bên trái chánh điện, cạnh tháp chuông là Tham Vấn Đường. Đây là nơi mà vào 2 ngày 14,19 âm lịch Tăng Ni và Phật tử tề tựu về đây để nghe Hòa thượng giảng Thiền.
Bên phải chánh điện là nhà khách. Phía sau chánh điện là vườn Tổ.
Thư viện là một ngôi nhà hai tầng. Tầng trên là thiền đường. Tầng dưới là thư viện.
Đối diện thư viện là nhà trưng bày.
Khu nhà của Thiền Viện
Khu ngoại viện: Nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, Thiền viện là nơi bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những phút giây lắng đọng trong tâm hồn như ở chốn hư không, thanh khiết.
Khu nội viện: Phân làm hai : Nội viện tăng và nội viện ni.
Đây là khu chuyên tu của tăng ni, nằm cách biệt nhau và cách biệt với khu ngoại viện. Tăng ni không được ra ngoài khi không có sự cho phép của Hòa thượng.
Nơi đây có những công trình như: Thiền đường, Tăng đường, Trai đường, Nhà trù, khu thiền thất.
Khu này gồm có tịnh thất của Hòa thượng Viện trưởng và một tịnh thất của Hòa thượng Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Lâm Đồng. Cả hai đều được làm bằng gỗ.
Những quán chè ngon ở đà lạt
Những hoạt động tại Thiền Viện Trúc Lâm
Du khách đến với thiền viện trúc lâm ngoài việc hòa mình vào không gian thanh tịnh chốn Thiền môn. Tìm lại bản ngã tâm hồn sau những ồn ào, tất bật đời thường còn có thể đăng ký những lớp học chuyên tu hết sức bổ ích.
Bên cạnh đó, Thiền viện cũng có những quy định đối với những người muốn học tu tại Thiền Viện:
Thiền sinh vào thiền viện phải hội đủ những điều kiện quy định trong Thanh quy của Thiền viện : Trình độ lớp 12 trở lên. Có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc đã học xong các trường Phật học. Có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Nếu là tăng ni trong các thiền viện thì phải là người đã tu tập ở các thiền viện ấy 3 năm trở lên v.v… Thiền sinh nếu thấy không thích hợp với đời sống của thiền viện thì có thể xin phép ra đi tự do. Không được ở trong thiền viện mà có tâm hướng ngoại. Thiền sinh sống trong thiền viện phải tập ba đức tính dứt khoát, kiên quyết, đạm bạc. Phải thực hiện cho được tinh thần lục hòa mà Hòa thượng đã nêu. 6 điều cần phải biết khi đến Thiền Viện Thiền viện là nơi thanh tịnh và là chốn tu hành của các phật tử. Quý khách khi đến cầu an vui lòng trang phục lịch sự, quần ngắn, váy ngắn. Trang phục nhạy cảm không được vào. Khi vào khu vực chánh điện bạn hãy bỏ dép bên ngoài, và không chụp hình trong chánh điện nhé. Lưu ý có những khu vực không cho tham quan như: khu nội tăng, nội ni. Từ Thiền Viện xuống Hồ Tuyền Lâm có 140 bậc thang. Những người già hoặc sức khỏe kém không nên thử sức nhé. Xe máy khi đến Thiền Viện sẽ được giữ miễn phí, bạn chỉ cần giữ vé thật cẩn thận mà thôi. Có 2 lối đi lên Thiền Viện bạn nên đi từ hướng Triệu Việt Vương vào để đường đi bớt dốc nguy hiểm nhé. Lời kết
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu hút khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp Phật giáo hài hòa kim cổ và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh. Có thể nói vườn hoa của Thiền Viện là một trong những điểm dừng chân yêu thích khi du khách đến đây.
Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm như sim tím, bông gòn Úc, phù dung…được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về trồng, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Ngày trước có rất nhiều du khách hỏi công ty chúng tôi Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt ở đâu và Website Thiền Viện Trúc Lâm nhưng hiện nay thiền viện này đã quá nổi tiếng và ai cũng biết tới. Nếu muốn đi thiền viện Trúc Lâm và xem những hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm thì bài viết này đã cung cấp cho bạn tất cả.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Hieuvnsup