Mách bạn kế hoạch chi tiêu hằng tháng vô cùng hoàn hảo
Mách bạn kế hoạch chi tiêu hằng tháng vô cùng hoàn hảo, 72612, Phương Thảo Blog MuaBanNhanh
Với nhu cầu của cuộc sống, mỗi tháng bạn phải bỏ ra một khoảng tiền không hề nhỏ để chi trả cho các chi phí sinh hoạt gia đình, bạn bè…nhưng nếu bạn không lên kế hoạch chi tiêu thì việc bạn tiêu dùng hoang phí vào những thứ không cần thiết sẽ khiến bạn không thể tiết kiệm cho cuộc sống tương lai.
Vì vậy bạn nên thiết lập cho mình một bảng kế hoạch chi tiêu cố định hằng tháng, nên biết rằng càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp bạn không mắc phải những sai lầm không đáng có.
Cộng đồng GiaDinh.MuaBanNhanh.com chia sẻ ý kiến của mình về kế hoạch chi tiêu hằng tháng:
Thảo Anh chia sẻ: "Trước kia mình sống và chi tiêu theo sở thích nên tiền lương mỗi thàng của mình thường thâm hục khiến mình không thể tiết kiệm được bao nhiêu trong khi lương của mình khá ổn hơn rất nhiều người. Mình có hỏi bạn bè cách tiết kiệm thì bạn mình cũng khuyên mình giống như bài viết, nên lên kế hoạch rõ rãng cho chi tiêu, áp dụng đúng những điều đó thì sẽ cải thiện rất nhiều. Thật may là từ lúc mình lên kế hoạch mình đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ."
Mỹ Duyên cho biết: "Mình vừa mới kế hôn, trước kia mỗi lần có lương đều đưa cho mẹ chi tiêu hằng tháng, mình chỉ sử dụng khoản còn lại cho bạn bè và vui chơi. Nhưng từ lúc có chồng nhiều khoản phải chi tiêu khiến mình bỡ ngờ, mấy tháng đầu vợ chông mình dường như bị thâm hụt lương làm mình khá lo vì bọn mình có dự định sinh con. Thấy không ổn nên mình và chông tìm hiểu thông tin, bí quyết tiết kiệm và chi tiêu thì cũng lập cho mình được kế hoạch chi tiêu riêng, giúp tiết kiệm cho tương lai nữa."
Trích từ bài viết “Lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng” trên trang Taichinhcuatoi sẽ giúp bạn có một kế hoạch chi tiêu hợp lý:
Học hỏi theo bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng, mình sẽ chia các khoản chi tiêu hàng tháng thành các khoản chính như sau:
- Chi tiêu cần thiết (50%):
Các khoản chi tiêu cần thiết sẽ chiếm một khoảng khá lớn trong trong ngân sách của bạn.
Các khoản chi tiêu thiếu yếu mỗi tháng bạn buộc phải chi trả sẽ là:
- Chi tiêu cá nhân:
Gồm các mục ăn uống, mua sắm, tiền điện thoại, trả nợ cả nhân,…
Mỗi tháng bạn phải chi trả một khoản bắt buộc
- Chi tiêu nhà cửa:
Nếu bạn đã ra ở riêng thì bạn cần chi trả cho tiền thuê nhà/tiền mua nhà, tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, phí dịch vụ nhà, tiền chợ/ siêu thị,…
- Chi tiêu đi lại:
Khoản này tất nhiên sẽ không thể thiếu tiền xăng, tiền giữ xe, tiền rửa xe, tiền đi lại khác/ tiền mua xe,…
- Chi tiêu gia đình:
Nếu đã có gia đình và con cái bạn cần quan tâm đến tiền học phí cho con cái, tiền tiêu vặt cho con,…
- Tiết kiệm cho tương lai (10%):
Đây là các khoản tích góp để dành từng tháng để chi cho những khoản lớn
Tiết kiệm là hình thức bạn chuẩn bị cho các dự định trong tương lai
- Mua sắm (nhà cửa, xe máy, laptop,…);
- Cưới hỏi;
- Du lịch;
- Du học.
- Khoản dành cho giáo dục (10%):
Bạn nên để một khoản trống để đầu tư cho mình về kiến thức bằng các khóa học hoặc tài liệu sách vở là chính là đầu tư cho tương lai
Chi tiêu cho kiến thức chưa bao giờ hoang phí
- Tham gia các khóa học
- Sách vở, tài liệu cung cấp cho việc học hay đam mê đọc của bạn
- Khoản hưởng thụ (10%):
Sau một tháng làm vất vả bạn cũng nên dành một khoản nhỏ riêng cho mình để hưởng thụ
Chi trả một khoản tiền để dành cho bạn bè trong những cuộc vui chơi
- Cafe với bạn bè;
- Ăn uống;
- Nhậu nhẹt;
- Đi spa;
- …
- Khoản dành cho đầu tư (10%)
Đây là khoản đầu tư dùng để tạo thu nhập cho tương lai. Có thể không sinh lãi trong tương lai gần.
Đầu tư sẽ giúp bạn có được một khoản tiền cho cuộc sống
- Chứng khoán;
- Gửi tiết kiệm;
- Bất động sản;
- Đầu tư kinh doanh;
- Đầu tư buôn bán online;
- Đầu tư vào doanh nghiệp
- Khoản dành cho từ thiện (5%):
Trích ra một khoản tiền mỗi tháng cho việc giúp đỡ sẽ khiến cuộc sống ý nghĩa hơn
Cuối cùng đừng quên một khoản tiền nhỏ để giúp đỡ mọi như:
- Gia đình;
- Bạn bè thân thuộc;
- Người thân;
- Người gặp khó khăn;
- Hoạt động từ thiện.
Với kế hoạch chi tiêu thông minh hàng tháng như trên, các bạn có thể chia ra thành các mục trong sổ tay chi tiêu hàng ngày của mình hoặc đơn giản hơn là sử dụng một chương trình - phần mềm quản lý tài chính cá nhân cho riêng mình là bạn có thể quản lý tiền bạc của mình một cách hiệu quả rồi.
Bạn có tự tin mình là người chi tiêu thông minh? Bạn đã lập kế hoạch chi tiêu cho riêng mình? Tự tin chia sẻ với chúng tôi bí quyết của bạn để mọi người cùng có cho riêng mình phương pháp chi tiêu hợp lý nhất nhé!
Phương Thảo Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.