
Lời cảnh tỉnh cho các phụ huynh lạm dụng công nghệ điện thoại, ipad cho con nhỏ xem hàng ngày
Lời cảnh tỉnh cho các phụ huynh lạm dụng công nghệ điện thoại, ipad cho con nhỏ xem hàng ngày, 88090, 0902 889 365 - Bùi Tình Blog MuaBanNhanh
Chị Đặng Thu chia sẻ:
"Em vì quá thương và nuông chiều con nên đã hại con mình mà không biết. Cho đến hôm nay khi đã phát hiện ra hiện trạng của con thì con đã phát bệnh nặng con có biểu hiện co giật mắt và nháy mắt liên tục. Vào tuần trước khi thấy biểu hiện lạ của con, em có đưa con đi khám mắt thì bác sĩ nói con bị loạn khá nặng 3.5° loạn nên phải đeo kính chặn loạn tăng độ, về nhà theo dõi thì thấy con ngày càng nháy mắt liên tục và hôm nay con đã giật mắt và giật tới miệng nên vội đưa con đi bệnh viện khám. Bác sĩ nói con đã bị bệnh TIC (liệt cơ mặt). Nghe bác sĩ giải thích bệnh lý của con xong thấy hối hận và có lỗi với con vô cùng... "
Vì thương con, vì nuông chiều con mà mình đã vô tình hại con mình. Vì không sớm nhận thức được bệnh sớm mà điều trị sớm cho con. Vì mải lo đi làm mà ko có nhiều thời gian để quan tâm con nhiều hơn. Vì ỷ y và chủ quan về biểu hiện mà để con phải ra nông nỗi như thế này.
Đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà làm tổn thương đến con mình. Bất cứ lúc nào bé cần, bé đòi cũng đưa điện thoại cho xem là hại con đó mọi người mọi người hãy tra google đọc và tìm hiểu về bệnh TIC để hiểu rõ hơn và sẽ thấy nó nguy hiểm như thế nào. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể trẻ sẽ bị dị tật vĩnh viễn em đang rất hối hận và thấy rất có lỗi về hành động của mình."
Định nghĩa hội chứng Tic, theo khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, là một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định.
Tic xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng. Các Tic thường không thể kìm nén được, nhưng nói chung cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ (do chủ ý hay do đãng trí).
Trẻ em và vị thành niên là các đối tượng thường bộc lộ các hành vi Tic, chúng thường xảy ra sau một nhân tố kích thích, hoặc do phản ứng lại với các tình huống từ bên trong.
Phân loại hội chứng Tic
Hội chứng Tic được phân biệt bởi một loạt triệu chứng đặc trưng của Tic, tần số và kiểu cách trong mỗi lần chúng xuất hiện tăng dần.
Tic vận động và tic âm thanh được chia ra loại đơn thuần và phức tạp, tuy nhiên ranh giới của hai loại tic này không rõ ràng.
Cụ thể, Tic vận động đơn thuần biểu hiện ở mặt (nháy mắt, nhăn mặt, nhếch mép, lè lưỡi, lắc cằm, cau mày), ở cổ (lắc cổ, quay cổ, gật đầu), ở tay (nhún vai, giơ cánh tay, giơ bàn tay hay ngón tay). Tic âm thanh đơn thuần biểu hiện như ho, hắng giọng, hít, ngáp, hỉ mũi, khịt mũi, tặc lưỡi, gâu gâu, ụt ịt.
Còn Tic vận động phức tạp biểu hiện như vỗ vào người mình, nhảy, ngắm vuốt, giậm chân. Tic âm thanh phức tạp như nói các từ hay câu đặc biệt không đúng lúc đúng chỗ, thường là tục tĩu và nhại từ hay lời người khác.
Các tic trên có thể xuất hiện đơn lẻ, kết hợp hay kế tiếp nhau trên cùng một người bệnh; khởi phát thường ở 6 – 7 tuổi.
Trước khi tic xảy ra, có khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và Tic xảy ra như một cách giảm nhẹ căng thẳng. Đôi khi có cảm giác xấu hổ hay tội lỗi kèm theo Tic.
Mức độ nặng nhẹ của các Tic rất khác nhau. Có khi tic biểu hiện gần giống hành vi bình thường: khoảng 10% - 20% trẻ em ở thời điểm nào đó có các Tic nhất thời. Hãn hữu có thể là Tic rất nặng ảnh hưởng đến học tập lao động như trong hội chứng Gilles de la Tourrette..
Bài viết này cũng như một tiếng chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ về tình trạng mất kiểm soát khi lạm dụng công nghệ với trẻ nhỏ, rất nhiều tác hại khó lường có thể xảy đến với bé bất cứ lúc nào... Tốt nhất nếu có thể, hãy đưa con ra ngoài, chơi với con những trò chơi bổ ích ko những khiến trẻ khỏe mạnh hơn mà còn thêm gắn kết tình yêu thương trong gia đình.
0902 889 365 - Bùi Tình Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.