Kinh nghiệm mua đồ nội thất gỗ và cách phân biệt các loại gỗ trong nội thất
Kinh nghiệm mua đồ nội thất gỗ và cách phân biệt các loại gỗ trong nội thất, 86357, Nguyễn Văn Bình Blog MuaBanNhanh
Tuy nhiều ưu điểm và dễ kết hợp, nhưng việc lựa chọn nội thất gỗ cũng phải rất cân nhắc để có được món đồ phù hợp và bền đẹp theo từng thời kì. Hơn nữa nếu không có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại gỗ, người tiêu dùng dễ bị "móc túi" và mất tiền oan khi mua hàng, vì các sản phẩm nội thất được làm từ các loại gỗ khác nhau sẽ chênh nhau rất nhiều về giá bán.Bài viết dưới đây dành tặng cho các bạn để có thêm "kinh nghiệm" khi lựa chọn đồ gỗ nội thất.Hiện nay trên thị trường Việt Nam, ta có thể xếp đồ gỗ làm 2 loại là Gỗ công nghiệp và Gỗ tự nhiên:
A. Nội thất gỗ công nghiệp
Vì nguồn gỗ thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, và để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất, sản xuất nội thất gia dụng trong nhà ở, ván gỗ công nghiệp ra đời với nhiều chủng loại và màu sắc phong phú, phù hợp cho nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau trong nội thất. Đặc biệt ván gỗ công nghiệp có đặc tính cơ lý ưu việt là không cong vênh, co ngót nên ngày nay gỗ công nghiệp thường được vận dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay trên thị trường:
1. Ván ghép : hay còn gọi là Gỗ ghép gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván
2. Ván sợi MDF: Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát, lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo kết hợp chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ rồi ép thành từng tấm.
3. Ván dăm MFC : Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi
4. Ván VENEER: Là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3-0.6mm, chiều rộng tuỳ theo loại gỗ được gọi là veneer sau đó phơi và sấy khô. Dùng một lớp ván, thường là MDF hay MFC dầy từ 1,5-3 cm, tráng keo trên bề mặt (gọi là lớp nền). Sau đó nối từng tấm veneer lại theo quy cách (chuẩn 1200 x 2400mm rồi dán lên lớp nền đã phủ keo. Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
B. Nội thất gỗ tự nhiên:
Gỗ tự nhiên là gỗ sinh trưởng trong thiên nhiên, có tuổi thọ cao, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt và rất bền vững trong môi trường khô ráo. Mỗi loại gỗ tự nhiên có độ bền tuổi thọ khác nhau. Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có ưu điểm dèo dai bền vững với thời gian nhưng cũng có nhược điểm như co giãn, cong vênh và tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau. Vì thế để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ thiên nhiên chúng ta phải hiểu các thuộc tính của từng loại gỗ.Trên thị trường hiện nay dựa vào lý tính, đặc tính của cây gỗ và sở thích của người tiêu dùng ta có thể phân loại thành 3 nhóm chính: Gỗ nhập từ Mỹ hoặc Châu âu, Gỗ thông dụng Việt Nam và Gỗ quý hiếm.
1. Gỗ nhập từ Mỹ và Châu âu:Bao gồm nhiều chủng loại như: Gỗ Sồi (Oak), Gỗ Tần Bì (Ash), Gỗ Thông (Pine), Gỗ Thích Cứng (Maple), Gỗ Óc Chó (Walnut) vv..
Gỗ Sồi (Oak): Gỗ đa phần là các cây lá kim, thớ nhẹ nhưng cứng chắc và chịu lực nén tốt. Thớ có những đường vân uốn lượn rất trang nhã, tâm gỗ có xác xuất kháng sâu, được tẩm chất bảo quản và rất được ưa thích ở Châu Âu. Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ Mỹ và Châu âu luôn tạo cảm giác trẻ trung, sang trọng và hiện đại.
2. Gỗ thông dụng Việt Nam Các loại gỗ nhóm 2 và 3 như: Căm xe (Xylia), Dầu (Dipterocarpus), Đinh (Markhamia), Sao xanh (Homalium), Chò chỉ (Parashorea), Tếch (Tectona) vv…
Gỗ Căm xe (Xylia): Gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn do đó nó có thể được sử dụng làm làm cầu thang, sàn nhà, nơi thường chịu lực. Nhưng do hoàn cảnh khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra.
Nó có xác xuất bị nứt, mối mọt hoặc cong vênh. Vì vậy, việc bảo vệ và giữ gìn được những sản phẩm gỗ tự nhiên là việc không đơn giản. Các sản phẩm nội thất được làm từ các loại gỗ này có chất lượng cao mang giá trị thẩm mỹ, hợp với văn hóa của người Việt Nam và lại vừa túi tiền nên được đa phần nhiều chủ nhà lựa chọn.
3. Gỗ quý hiếm:Có thể kể đến các loại gỗ nhóm 1 như: Cẩm lai (Dalbergia Oliverii Gamble), Giáng hương (Pterocarpus), Gõ đỏ (Pahudia cochinchinensis), Mun sừng (Diospyros), Mun sọc (Diospyros), Trắc (Dalbergia Pierre), Thủy tùng: vv…
Gỗ Giáng hương (Pterocarpus): Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Ngoài ra một số loại còn đáp ứng được tỷ trọng, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn. Gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt vv….Do đó các sản phẩm nội thất gỗ làm từ gỗ quý hiếm luôn thể hiện thứ bậc sang giàu và đẳng cấp của chủ nhân.
Qua một vài đặc điểm nhận biết trên, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm những kiến thức về các chủng loại gỗ đang bán trên thị trường hiện nay. Các phần sau chúng tôi sẽ đi sâu vào các loại gỗ và những sản phẩm cụ thể của nó để giúp ích cho các bạn khi chọn lựa món đồ nội thất gỗ hợp phong cách và túi tiền của mình.
Nguyễn Văn Bình Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.