Hướng dẫn bảo dưỡng xe tải chuyên nghiệp
Hướng dẫn bảo dưỡng xe tải chuyên nghiệp, 79357, Giá Xe Tải Blog MuaBanNhanh
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các loại máy móc phụ kiện xe tải như lọc gió, theo dõi nhớt xe, má phanh, nước tản nhiệt động cơ hay kiểm tra áp suất lốp bánh xe cũng giúp chiếc xe vận hành ổn định và an toàn mỗi ngày.
Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách bảo dưỡng xe tải theo định kỳ để vận hành ổn định, an toàn mỗi khi sử dụng. Cùng tham khảo nhé.
Lọc gió
Kiểm tra và vệ sinh lọc gió định kỳ mỗi 5000km. Thay mới theo khuyến cáo của nhà sản suất ( khoảng 20.000km). Tùy theo điều kiện vận hành và môi trường làm việc mà thời gian thực hiện kiểm tra và thay thế lọc mới có thể sớm hơn. Việc vệ sinh và thay lọc gió thường xuyên sẽ giúp động cơ xe của bạn hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Nhớt máy và lọc nhớt
Nhớt máy thay thường xuyên và định kỳ sau mỗi 5000 km sử dụng. Nếu xe hoạt động trong môi trường khắc nghiệt,liên tục thì nên thay sớm hơn.
Lọc nhớt thay định kỳ sau 10.000 km cùng thời điểm với thay nhớt. Khi thay lọc mới cần bổ sung thêm lượng nhớt khấu hao nằm trong lọc.
Ví dụ: Động cơ xe tải Huyndai "D4BD" dung tích nhớt khi thay mới là 8 lít. Nhưng khi thay nhớt và lọc đồng thời thì dung tích nhớt thay mới là 9 lít.
Lốp (vỏ) xe
Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe ( mỗi ngày) .Việc kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp đảm bảo phù hợp với quy chuẩn của nhà sản suất sẽ giúp lốp xe tản nhiệt tốt và mòn đều,tăng tuổi thọ sử dụng.
Đảo lốp xe sau mỗi 15.000 km.
Hệ thống phanh
Kiểm tra cẩn thận tình trạng làm việc của bộ trợ lực phanh. Có thể là trợ lực khí nén,chân không hoặc thủy lực. Tiếp đến là đai giữ bình khí nén,giá đỡ tổng bơm phanh,bàn đạp phanh.
Kiểm tra tổng quát định kỳ sau một thời gian dài sử dụng ( khoảng 15.000 km đến 20.000 km tùy khuyến cáo của nhà sản xuất). Tháo tang trống của ô tô tải để kiểm tra các thiết bị như má phanh,guốc phanh,tang trống....toàn bộ các thiết bị liên quan đến hệ thống phanh đều phải kiểm tra toàn bộ. Nếu lỏng thì siết chặt,mòn thì thay mới.
Bạn cũng nên kiểm tra độ kín khít của bầu phanh,dây dẫn khí (phanh hơi),rò rỉ dầu (phanh thủy lực) để cả hệ thống phanh hoạt động tốt. Cuối cùng là kiểm tra độ ăn của phanh tay, giới hạn tốt nhất nằm ở khoảng từ 7 đến 10 nấc giữ khi kéo lên.
Hệ thống chuyển động,hệ thống treo và khung xe
Kiểm tra toàn bộ các thiết bị trên khung xe nếu bị lỏng hay xô lệch thì phải điều chỉnh lại cho chắc chắn. Đồng thời bạn cần vệ sinh sạch sẽ và bôi mỡ hoặc sơn vào quai nhíp, bulong hãm chốt nhíp. Bơm mỡ bổ sung vào các vú mỡ,khớp các đăng.
Thêm nữa là kiểm tra giảm sóc (nhíp,lò xo, bầu hơi), ụ cao su giảm chấn,cao su chân máy trước và sau.
Cầu trước, sau và hệ thống lái
Kiểm tra chốt cầu trước, độ rơ bánh xe,góc bánh xe. Nếu có sai lệch thì điều chỉnh hoặc thay thế.
Với hệ thống lái thì kiểm tra sự kín khít tránh rò rỉ dầu trợ lực,hệ thống trợ lực tay lái, độ rơ các tay dẫn hướng. Xem xét toàn diện khả năng làm viêc của hệ thống lái để đảm bảo ổn định an toàn và lâu dài.
Hệ thống điện
Kiểm tra toàn bộ các đầu nối,giắc cắm,bộ chia điện,đồng hồ,bảng điều khiển và toàn bộ đèn chiếu sáng cũng như đèn tín hiệu quanh thân xe. Riêng ắc quy thì vệ sinh cực điên, kiểm tra hiệu điên thế,châm nước bổ sung nếu sử dụng ắc quy nước.
Cabin và thùng xe
Thường xuyên vệ sinh buồng lái, kính chắn gió, kính của, gương chiếu hậu, ghế ngồi. Kiểm tra các siết chặt ở ghế ngồi, dây dai an toàn. Về thùng xe thì kiểm tra móc khóa thành bệ, khung, bậc lên xuống, chắn bùn.
Nếu xe bạn là ô tô tải tự đỗ,cần cẩu hay chuyên dùng thì phải kiểm tra hệ thống cơ cấu nâng hạ, cơ cấu thủy lực kiểm tra độ siết chặt và rò rỉ.
Trên đây là những lưu ý cần thiết khi bảo trì,bảo dưỡng xe ô tô tải. Bạn mua xe mới thì căn cứ theo hướng dẫn sử dụng và lịch bảo dưỡng của nhà sản xuất khuyến cáo. Hãy chăm sóc thật tốt chiếc xe của mình bạn sẽ yên tâm và tự tin hơn khi di chuyển xa, ngày cũng như đêm.
>> Có thể bạn quan tâm: Phụ kiện xe tải tại Bình Dương
Giá Xe Tải Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.