
Giới thiệu về ống cao su lõi thép
Giới thiệu về ống cao su lõi thép, 97653, Ngô Thị Loan Blog MuaBanNhanh
Cấu tạo của ống rồng hút bùn cát
Ống cao su hút cát lõi thép bao gồm nhiều lớp vật liệu từ trong ra ngoài theo thứ tự như sau:
– Trong lòng ống là lớp cao su chịu mài mòn và va đập cao;
– Tiếp theo là các lớp vải mành Polyamide với tính năng đàn hồi, chịu xé;
– Tiếp theo là lớp cao su liên kết với tính năng kết dính cao với chất thép;
– Tiếp theo là lớp thép tròn uốn xoắn lò xo theo thân ống, chịu lực bẻ mạnh, chống móp ống;
– Tiếp theo là lớp cao su liên kết với tính năng kết dính cao với chất thép;
– Tiếp theo là các lớp vải mành Polyamide với tính năng đàn hồi, chịu xé;
– Bên ngoài cùng là lớp cao su chịu va đập.
Tùy vào độ dài rộng khá nhau, ống hút cát cao su sẽ có độ dày khác nhau. Ống cao su có các đường kính từ DN100, DN125, DN150, DN168, … DN300… với độ dày từ 10 – 60mm. Tương đương với đó, áp lực bơm – hút cát có thể từ 7 bar – 20 bar. Tùy theo nhu cầu của khách hàng và dự án, ống bơm hút cát có thể dài từ 3m – 20m.
Ưu điểm của ống rồng hút bùn cát
- Chất liệu cao su có khả năng kháng ăn mòn
- Chất liệu cao su có tính đàn hồi cao, chịu được các lực va đập mạnh và áp lực cao.
- Có thể chịu được nóng lạnh, không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi.
- Chất liệu cao su không tan trong nước, cách điện tốt.
- Quy cách: ống tròn, 2m, 4m, 6m, 7m.
Ứng dụng của ống cao su lõi thép
Ống được dùng trong các lĩnh vực như làm ống dẫn nước, hút bùn cát, dẫn bê tông, dẫn xi măng, sử dụng cho tàu thuyền,…
Bên cạnh ứng dụng bơm – hút cát, ống cao su còn được dùng trong các lĩnh vực khai thác khoảng sản (dùng trong hầm mỏ), khai thác than đá, dùng trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
Ngô Thị Loan Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.