Giá trị của món quà không vừa ý
Giá trị của món quà không vừa ý, 64338, Lavender Blog MuaBanNhanh
Khi mà những ngày lễ sắp đến, bạn bè và các thành viên trong gia đình có ý tốt dự định tặng cho con cái của chúng ta những món quà, nhưng bọn nhỏ rõ ràng không thích. Bọn nhỏ có thể muốn có một con thú nhồi bông, nhưng sau đó lại nhận được một đôi vớ. Hoặc chúng có thể đã từng hy vọng rằng thật tuyệt nếu nhận được chiếc xe điều khiển từ xa, nhưng thay vì thế, chúng lại nhận được một hộp bút chì. Làm thế nào để chúng ta giúp đỡ con em của mình chấp nhận những món quà không mong muốn với thái độ niềm nở thay vì một cái nhăn mặt?

Có ai chưa từng nhận được một món quà như máy hút bụi, áo len xấu xí, hoặc gói pin? (RTimages/iStock)
Kể về một tấm gương tốt. Một hình tượng cho những đứa trẻ của bạn về việc làm thế nào để bọn nhỏ chấp nhận những món quà và thiệp mừng với một lòng cảm kích. Ví dụ, khi bọn nhỏ mang về nhà những món quà được làm bằng tay từ kỳ nghỉ lễ, hãy bình luận về sự chu đáo và ý định đằng sau những món quà ấy.
“Tôi yêu quý cái cách mà bạn nhớ đến màu sắc ưa thích của tôi khi làm tấm thiệp này” hay “Tôi yêu thích cái cách mà bạn dành thời gian của mình để tạo ra vật trang trí này”. Hãy tập trung vào tình cảm, chứ không phải bản thân món quà để thể hiện được ý nghĩa đằng sau sự trao đổi quà tặng.
Một hình tượng cho trẻ em của bạn làm thế nào để bọn nhỏ chấp nhận những món quà và thiệp với một lòng cảm kích.
Thực hành lòng biết ơn. Chia sẻ những điều nhỏ bé về lòng biết ơn với con cái của bạn. Làm cho chúng cảm thấy thật tốt khi biết ơn những việc như tắm nước nóng vào một buổi tối lạnh hay một cái ôm từ một người bạn thân.
Chúng ta có thể biết ơn đối với nhiều điều nhỏ bé, không tốn kém, những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống, và lòng biết ơn của chúng ta biến đổi những điều đó thành những kinh nghiệm phi thường. Điều này dạy cho trẻ em rằng chúng ta có thể trải nghiệm sự biết ơn ở khắp mọi nơi, chứ không chỉ ở đồ chơi đắt tiền hay các chuyến đi lớn đến Disneyland.
Giúp trẻ tìm ra lời nói của mình. Trẻ em thường hoàn toàn trung thực với ấn tượng của chúng, thậm chí làm ảnh hưởng đến những cảm xúc của người khác. Ví dụ, đặc biệt là ở tuổi trẻ, chúng có thể nhận xét về sự xuất hiện bất thường của một cá nhân hay làm thế nào họ không thích các món ăn tại nhà của bà.
Một cụm từ đơn giản như “Có phải lời nói của con cần tử tế, đúng đắn và cần thiết?”, có thể cho trẻ em dễ nhớ.
Là cha mẹ, chúng ta cũng có thể giúp trẻ nhỏ thực hành xử lý trước cái cách chúng sẽ tiếp nhận món quà mà bản thân không muốn, không thích hoặc đã có. Đầu tiên hãy hỏi trẻ nhỏ những gì chúng sẽ nói trong một tình huống như vậy và cho chúng cơ hội để giải quyết vấn đề.
Sau đó, là cha mẹ, chúng ta có thể can thiệp và đưa ra đề nghị cho phù hợp: “Nghe hay lắm. Có lẽ con muốn nói “cảm ơn” nhưng hãy làm thế ngay cả khi con không thích món quà này”.

“Một khi chúng tôi trở về nhà, tôi rất thích nghe mọi điều mà bạn cảm nhận về những món quà của bạn”. (Katarzyna Bialasiewicz / iStock)
Khơi gợi để trẻ nói ra cảm xúc thật của chính mình. Chúng ta muốn dạy cho trẻ em trở nên nhã nhặn trong việc chấp nhận những món quà từ người khác, khuyến khích lòng biết ơn và nhiều cách cư xử tử tế. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, chúng ta cũng muốn để cho trẻ nhỏ biết rằng chúng luôn luôn có thể mở lòng với cha mẹ, hay một người lớn đáng tin cậy để giải bày những suy nghĩ và cảm xúc thật của bản thân.
Điều này nhắc nhở trẻ nhỏ rằng chúng ta luôn muốn hiểu thế giới nội tâm và kinh nghiệm của chúng mà chúng không cần phải biểu lộ ra một cái gì đó như là “không thể chấp nhận”.
Chúng ta có thể nói với trẻ nhỏ, ví dụ: “Khi chúng ta ở nhà dì Mary, chúng ta hãy cố gắng để tỏ ra lịch sự ngay cả khi con đặc biệt không muốn những gì con có. Một khi chúng ta trở về nhà, Mẹ rất sẵn lòng nghe tất cả mọi thứ mà con đã cảm nhận về món quà của con”. Thông điệp lớn hơn ở đây là, là cha mẹ, trẻ nhỏ có thể tìm đến chúng ta với bất cứ điều gì, và chúng ta sẽ luôn luôn làm tốt nhất để lắng nghe và chỉ dẫn chúng.
Dịch vụ cộng đồng cho phép chúng ta chia sẻ sự hào phóng của tinh thần trong những cách mà cảm thấy quan trọng nhất đối với chính mình.
Khuyến khích các dịch vụ cộng đồng. Mặc dù việc tặng quà là một phần quan trọng của các ngày lễ, nhưng nó không phải là một phần quan trọng nhất. Ngày lễ làm cho chúng ta và những người khác biết ơn đối với những gì may mắn có được.
Dịch vụ cộng đồng cho phép chúng ta chia sẻ sự hào phóng của tinh thần trong những cách mà cảm thấy quan trọng nhất đối với chính mình. Cho phép trẻ em của bạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng dịch vụ phù hợp lứa tuổi xung quanh ngày lễ. Bọn trẻ có thể tận hưởng làm tình nguyện tại một hàng thực phẩm hoặc một bếp nấu súp hoặc có thể dành thời gian cho động vật tại một nơi cư trú của địa phương.
Làm tình nguyện sẽ mất tập trung vào những món quà tặng, và giúp trẻ hiểu rằng làm điều này có thể cảm thấy tốt hơn là cho đi thay vì nhận được. Tình nguyện cũng có thể giúp trẻ em đánh giá cao giá trị của tất cả những gì chúng ta có, hơn là muốn nhiều hơn thế nữa.

Giúp trẻ em của bạn hiểu được ý nghĩa đằng sau những món quà và chấp nhận tất cả những món quà với sự đánh giá có thể giảm thiểu các tình huống tiềm ẩn căng thẳng hay bối rối. (Sasha Suzi / iStock)
Việc tặng và nhận quà có thể là một phần thú vị của những ngày nghỉ. Giúp trẻ em của bạn hiểu được ý nghĩa đằng sau những món quà và chấp nhận tất cả những món quà với sự đánh giá có thể giảm thiểu các tình huống tiềm ẩn căng thẳng hay bối rối. Một sự phối hợp và thực hành có thể đi một chặng đường dài trong việc giúp đỡ trẻ em chấp nhận cặp vớ mới màu đen với thái độ ân sủng.
Monisha Vasa, Tiến sỹ y khoa, là một bác sĩ tâm thần và điều trị chứng nghiện nói chung, làm việc tư nhân ở quận Cam, California. Bà là tác giả của nhiều sách trẻ em thể loại phi hư cấu, bà còn là một vận động viên marathon, và học viên của yoga và thiền định. Tìm hiểu thêm về Dr. Vasa tại MonishaVasa và đọc blog của bà ấy trên The Huffington Post
Theo: Giau.co
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.