Đối tượng nào phải có chứng chỉ và được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm?
Đối tượng nào phải có chứng chỉ và được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm?, 87977, Nguyễn Thị An Blog MuaBanNhanh
Theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm" của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những đối tượng phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
Điều 4. Yêu cầu về kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm khi hành nghề
1. Cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định này thì.
Cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam trong các cơ sở sau:
Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: là các cơ sở tạo ra các sản phẩm thực phẩm, bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp: là các cơ sở có dây chuyền sản xuất, chế biến phần lớn là máy móc để sản xuất, chế biến nguyên liệu thực phẩm thành sản phẩm thực phẩm.
b) Cơ sở sản xuất, chế biến thủ công và thủ công nghiệp: là cơ sở có dây chuyền sản xuất, chế biến phần lớn là làm bằng tay hoặc công cụ giản đơn để sản xuất, chế biến nguyên liệu thực phẩm thành sản phẩm thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm: là các cơ sở tổ chức buôn bán thực phẩm để thu lời lãi, bao gồm:
a) Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở trưng bày thực phẩm để bán cho khách hàng.
b) Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
c) Cơ sở vận chuyển thực phẩm là các cơ sở vận chuyển thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm từ nơi này đến nơi khác.
Ngoài ra người đã có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thì định kỳ hàng năm cũng phải tham gia tập huấn để cập nhật các kiến thức chuyên ngành.
Điều 5. Cập nhật các kiến thức chuyên ngành
Người đã có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm, phải tham gia tập huấn để cập nhật các kiến thức chuyên ngành, cụ thể cho từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh tham gia tập huấn hàng năm; đồng thời phải có sổ theo dõi việc tập huấn nói trên. Sổ theo dõi phải có sự xác nhận của cơ quan giảng dạy.
Mong những thông tin trên có thể có giúp được cho bạn, bạn có thể tham khảo các quy định về cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Nguyễn Thị An