
Đọ độ rảnh và dại của cư dân mạng qua 5 vụ tạo bão tin đồn Facebook
Đọ độ rảnh và dại của cư dân mạng qua 5 vụ tạo bão tin đồn Facebook, 78194, Huyền Nguyễn Blog MuaBanNhanh
Không còn là quan ngại như lúc đầu, hiện nay, báo chí đang bị Facebook chiếm quyền, nhiều người đã dễ dàng tin tưởng, "like", "share" như vũ bão các thông tin chưa hề được kiểm duyệt, xác nhận,... Facebook giờ không còn ảo một chút nào cả.
Cư dân mạng đã có nhiều ý kiến về việc các tin đồn trên Facebook được lan truyền đến từng ngóc ngách chỉ qua bài post câu like:
"Tội gây thất thoát, lũng đoạn thị trường chứng khoán vậy mà phạt cũng như các vụ khác? Vẫn chưa có chế tài xử phạt với những hành vi xuyên tạc gây ảnh hưởng lớn" - ý kiến từ Lê Giang
"Từ ngày có cái facebook là rần rần bao nhiêu chuyện, nào là sống ảo, nào là câu like, câu view, nào là các thánh móc mẻ nhau, riết nhìn vô thấy cái facebook hết 9 phần tiêu cực rồi. Nhiều khi sửu nhi tăng cũng là do có facebook mà ra, vì nghĩ, chả ai biết mình là ai sau cái facebook nên cứ tha hồ đăng những mình thích, những gì mình cho là đúng... giờ 1 là cấm cửa facebook 2 là C.A vào cuộc mấy vụ tung tin bậy bạ, phạt nặng vô thì sửu nhi nó mới sợ chứ không ở nhà luôn khỏi ra đường vì đi đâu cũng thấy trên facebook tùm lum tin... " - từ Bảo Bình
"Căn bệnh hiện tại mà nhiều bạn trẻ hiện nay mắc phải là "sống ảo" và "trẻ trâu". Và bệnh này rất khó để chữa trị." - ý kiến từ Dương Kim Kim
Phan Xâm có bài tổng hợp về "5 vụ tạo 'bão' tin đồn trên Facebook để câu like" và cái kết của những việc làm "giỡn chơi, bồi thường thiệt" này:
Tung tin sếp ngân hàng bị bắt, dịch Ebola vào Việt Nam, bắt cóc trẻ em lấy nội tạng... hàng loạt người đã bị cảnh sát "sờ gáy".
Ngày 28/10, Nguyễn Chí Khương (23 tuổi, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) dùng điện thoại quay clip cảnh đoàn xe hơn 50 chiếc rồi đăng lên trang cá nhân với chú thích: "Đoàn xe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Bến Tre". Clip được một số người chia sẻ, bình luận với nội dung xuyên tạc.
UBND tỉnh Bến Tre sau đó khẳng định đoàn xe trong clip là của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đơn vị chức năng của tỉnh Bến Tre tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2016.
Làm việc với nhà chức trách, anh Khương nói đăng clip với mục đích câu like chứ không có mục đích khác.
Tỉnh Bến Tre đã phạt hành chính người này về hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, quy định tại Nghị định 174 của Chính phủ.
Nói xấu công ty bia trên Facebook
Trần Tuấn Vĩnh (26 tuổi, trú thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An) đăng trên tài khoản Facebook cá nhân thông tin về nguồn gốc nguyên liệu, hoạt động kinh doanh của một hãng bia với nội dung kích động người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm.
Làm việc với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C52, Bộ Công an) trong tháng 8, Vĩnh thừa nhận viết thông tin sai sự thật nhằm hạ thấp uy tín của công ty này và tăng thị phần cho hãng bia đang kinh doanh.
Ngày 30/8, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Phao tin 'mẹ mìn' bắt cóc trẻ em
Đầu tháng 3, Công an Thái Nguyên xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng với chủ tài khoản Facebook "Tùng Lò Gạch", tên thật là Nguyễn Sơn Tùng (31 tuổi, trú Thành phố Thái Nguyên) do đưa tin sai sự thật để thu hút người đọc.
Cảnh sát tỉnh này cáo buộc, trên tài khoản "Tùng Lò Gạch", Tùng đưa thông tin về tình trạng bắt cóc trẻ em tại khu vực gần một trường mầm non, cùng khuyến cáo về việc bắt cóc để lấy nội tạng đang ngày càng nhiều. Bài viết trên của Tùng khiến nhiều người hoang mang, hơn 2.700 lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Các trinh sát hình sự vào cuộc, xác định trên địa bàn Thái Nguyên chưa phát hiện trường hợp nào bị bắt cóc, lấy nội tạng như nội dung Tùng đưa.
Tạo tin đồn dịch Ebola đã vào Việt Nam
Ngày 11/8/2014, chị Đỗ Thuỳ Linh (29 tuổi) sử dụng điện thoại cá nhân, đăng tải bài viết trên Facebook với nội dung: “Các mẹ ơi tin khẩn, dịch bệnh Ebola đã đến Việt Nam rồi nhé, tại bệnh viện Bạch Mai, tin nội bộ nên không để lộ ra. Các mẹ biết để phòng tránh cho gia đình và bé con nhé”. Thông tin này cũng được chị Linh đưa lên Hội nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam có trên 2.600 thành viên để cảnh báo.
Một ngày sau đó, chị Linh biết các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa về nội dung do mình đăng tải nên gỡ bài viết này. Cũng trong ngày, sau khi đọc thông tin có liên quan đến dịch bệnh, anh Vương Bá Huy (31 tuổi), chồng chị Linh đăng lên trang Facebook cá nhân với nội dung cảnh báo tương tự.
Theo cơ quan điều tra, khi bị triệu tập, chị Linh và anh Huy thừa nhận đã đưa thông tin sai sự thật với mục đích cảnh báo trong cộng đồng. Hai người nghe thông tin trên mạng, đài, báo về dịch Ebola nên viết ra nội dung trên chứ không sao chụp, chép của ai.
Xác định hậu quả của sai phạm này là "chưa có" nên các cơ quan chức năng thống nhất xử phạt mỗi người 10 triệu đồng theo Nghị định 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Tung tin xấu tác động thị trường tài chính
Đầu tháng 2/2013, thông tin ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV) bị bắt lan truyền trên mạng, vào thời điểm “cơn bão tin đồn” trên thị trường tài chính tiền tệ kéo dài suốt 2 tháng.
Theo Tổng cục An ninh II (Bộ Công an), tin thất thiệt này tác động mạnh đến thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động “bán tháo” chứng khoán diễn ra trên diện rộng khiến chỉ số sụt giảm mạnh. Gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 8/2012, sau vụ Bầu Kiên bị bắt.
Tỷ giá đôla sau khi chững lại vào buổi sáng, bất ngờ tăng vọt trở lại vào buổi chiều 21/2/2013. Giá vàng tiếp tục nới rộng khoảng cách so với thế giới khi lực mua bất ngờ tăng mạnh tại TP HCM...
Tổng cục An ninh II xác định có 3 người đã tung tin sai sự thật này, xử phạt hành chính mỗi người 10-15 triệu đồng. Nhà chức trách xác định sai phạm của họ dù chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã phạm vào lỗi "cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu giữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác", theo Nghị định 63/2007.
Tung tin 'hơn 50 xe tháp tùng Chủ tịch Quốc hội' bị xử phạt
Nam thanh niên 23 tuổi tung tin đồn "đoàn hơn 50 xe tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Bến Tre" trên trang cá nhân bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.
Ngày 2/11, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre cho biết, sở phối hợp công an đã ra quyết định xử phạt anh Nguyễn Chí Khương (23 tuổi, huyện Giồng Trôm) với hình thức giáo dục, nhắc nhở về hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, quy định tại Nghị định 174 của Chính phủ.
Tại cơ quan chức năng, anh Khương thừa nhận ngày 28/10 đã dùng điện thoại quay clip cảnh đoàn xe hơn 50 chiếc rồi đăng lên trang cá nhân với chú thích: "Đoàn xe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về thăm Bến Tre". Clip đã được một số người chia sẻ, bình luận với nội dung xuyên tạc.
UBND tỉnh Bến Tre sau đó khẳng định đoàn xe trong clip là của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đơn vị chức năng của tỉnh Bến Tre tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2016. Sau khi tham quan diễn tập tại TP Bến Tre và huyện Giồng Trôm, đoàn tiếp tục về huyện Bình Đại tham quan phần thực binh tại khu vực cống đập Ba Lai và bãi biển Thừa Đức.
Anh Khương nói mình đăng clip với mục đích câu like chứ không có động cơ khác. Sau khi cơ quan chức năng mời làm việc, anh đã nhanh chóng gỡ bỏ các thông tin này trên trang cá nhân, đồng thời đính chính, xin lỗi về hành vi của mình.
"Tôi hoàn toàn xin lỗi trước hành vi sai trái của mình. Tôi xin hứa từ nay sẽ không bao giờ tái phạm", anh Khương thừa nhận trong biên bản.
Theo ông Thanh, xét động cơ của anh Khương chỉ nhằm câu like, anh cũng hợp tác tốt với cơ quan chức năng, hối hận về hành vi của mình và lần đầu vi phạm nên chỉ giáo dục nhắc nhở chứ không chế tài. Mức phạt của hành vi này đối với tổ chức là 10-20 triệu đồng, cá nhân 5-10 triệu
Chỉ với 2 thao tác nhấn chụp và đăng tải, không cần qua bất kỳ khâu kiểm duyệt nào, một tin đồn thất thiệt, một câu chuyện không hề có thật đã nhanh chóng hòa vào dòng thông tin mà nhiều cá nhân tiếp nhận mỗi ngày. Facebook nói riêng và mạng xã hội ngày nay không hề đơn giản, nói ảo mà không ảo một chút nào.
Huyền Nguyễn Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.