Đến lượt VAMA không đồng tình với Bộ Tài chính
Đến lượt VAMA không đồng tình với Bộ Tài chính, 38089, Nguyên Khang Blog MuaBanNhanh
Các thành viên VAMA đề xuất một phương án khác hẳn so với với bản dự thảo của bộ Tài Chính lấy ý kiến
Trong khi Bộ Tài chính đề xuất hai phương án tính thuế TTĐB để trình Chính phủ (thay đổi cách tính thuế TTĐB cho xe nhập khẩu theo chiều hướng tăng lên hoặc giữ nguyên như hiện tại) thì trong văn bản do chủ tịch VAMA – Yoshihisa Maruta kí ngày 20/5/2015 lại đề xuất một phương án khác, theo một hướng có nhiều lợi thế hơn cho xe lắp ráp trong nước.
Đó là thay đổi cách tính thuế TTĐB hiện hành nhưng theo phương án thay vì tính thuế trước bạ theo giá bán xe khi đã đến tay người dân, sẽ tính mức thuế TTĐB trên căn cứ giá bán ngay từ khi xuất xưởng (chưa bao gồm lãi, chi phí vận chuyển, makerting…).
Đại diện VAMA cũng cho biết; “sau khi nghiên cứu bản dự thảo của Bộ Tài chính và nhận thấy rằng những đề xuất này không thực sự hỗ trợ sự phát triển cho ngành công nghiệp địa phương và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Và VAMA sợ rằng xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chiếm lĩnh thị trường và khiến ngành công nghiệp phụ trợ yếu thế hơn nữa sau năm 2018, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế do thâm hụt thương mại”.
Chính vì thế đại diện VAMA cũng đã đề xuất một buổi gặp mặt vào cuối tháng 5 này để có thể các thành viên VAMA có thể “giải thích kỹ hơn với đề xuất này” tới các bộ ngành liên quan.
Trước đó, các nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam bao gồm Audi, BMW, Porsche, Hyundai… cũng đã chính thức gửi kiến nghị đến Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên cách tính thuế TTĐB như hiện hành. Theo họ, đây là cách tính phù hợp và tạo ra tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp (nhập khẩu và lắp ráp trong nước).
Nguyên Khang Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.