Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng
Chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng, 86111, Mãnh Nhi Blog MuaBanNhanh
Quy định về Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng được quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD cụ thể như sau:
I. Điều kiện làm Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng. (Khoản điều 51; điều 44, điều 45 của NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Hạng I:
Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II;
b) Hạng II:
Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III;
c) Hạng III:
Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV.
>> Chia sẻ hữu ích: Tìm khóa học cấp chứng chỉ an toàn lao động tại Hà Nội - Xem so sánh chi phí các trung tâm đào tạo cấp chứng chỉ an toàn lao động uy tín tại Hà Nội trên MXH MuaBanNhanh
II. Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng có phạm vi hoạt động như sau: (Khoản 2, điều 51, NĐ 59/2015/NĐ-CP)
a) Hạng I: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tất cả các cấp;
b) Hạng II: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp I trở xuống;
c) Hạng III: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp II.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể hữu ích đối với bạn.
>> Tìm hiểu thêm: Tìm khóa học cấp chứng chỉ an toàn lao động tại Hà Nội
Nguồn tham khảo internet
>> Có thể bạn quan tâm: Nghị định 44/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
Xem thêm:
>> Chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động đối với thợ hàn điện, thợ sử dụng máy cưa đĩa
>> Tìm hiểu ý nghĩa, mục đích của an toàn vệ sinh lao động là gì?
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Mãnh Nhi