Các thông số kỹ thuật cơ bản của một chiếc laptop bạn cần biết
Các thông số kỹ thuật cơ bản của một chiếc laptop bạn cần biết, 87983, Laptopxachtaymy Blog MuaBanNhanh
Với những người không chuyên và mới lần đầu tiếp xúc với laptop thì các thông số như: CPU, VGA, RAM hay ổ cứng là những khái niệm khá xa lạ và tương đối khó hiểu, do đó chúng tôi sẽ lần lượt giải thích để bạn dễ hiểu.
Bộ xử lý CPU
CPU (hay viết tắt của Central Processing Unit): là một bộ xử lý trung tâm, đóng vai trò cực kỳ quan trọng và được ví như bộ não của máy tính, tại đây những thông tin hay dữ liệu sẽ được tính toán một cách khoa học và logic nhất, sau đó sẽ đưa ra các lệnh để điều khiển toàn bộ hoạt động của Laptop.
Trung tâm CPU được phân ra làm 2 khối cơ bản là: khối điều khiển (CU-Control Unit) và khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit), mỗi khối sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau, chẳng hạn:
Khối điều khiển: có khả năng biên dịch các thao tác hay yêu cầu từ người dùng sang ngôn ngữ máy, mục đích để điều khiển chính xác các quá trình hoạt động.
Khối tính toán: có khả năng đưa ra các kết quả tính toán chính xác nhất từ các phép toán học logic.
Tốc độ xử lý hay tốc độ xung nhịp (thường được đo bằng GHz hoặc MHz) là thông số quan trọng nhất của CPU, với cùng một dòng chip chẳng hạn như core i5 thì chip nào có xung nhịp cao hơn tốc độ xử lý hay hiệu suất làm việc sẽ cao hơn.
Trường hợp với 2 dòng chip khác nhau thì rất khó để bạn có thể so sánh được ngay vì lúc này tốc độ xử lý còn phụ thuộc vào các thông số khác như: RAM, CARD hay ổ cứng…
Intel và AMD hiện đang là 2 nhà cung cấp CPU lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại và được rất nhiều ông lớn như: Apple, Dell, Asus, Lenovo hay HP tin tưởng lựa chọn.
RAM
RAM (viết tắt của Random Access Memory): là một bộ truy xuất ngẫu nhiên, khi bạn mở một phần mềm nào đó trên laptop thì tất cả dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ cứng lên RAM và CPU, sau đó sẽ xuất ngược lại để lưu trữ trên RAM.
Có 2 loại RAM chủ yếu đó là RAM tĩnh và RAM động
RAM tĩnh (hay SRAM): có chức năng lưu trữ dữ liệu với mục đích là khởi động laptop và dữ liệu được lưu trữ trong SRAM sẽ không bị mất đi được nạp.
RAM động (hay DRAM): so với SRAM thì dữ liệu lưu trữ trong DRAM sẽ bị mất đi và bạn phải nạp lại theo chu kỳ. DDR3, DDR3L hay DDR4 là các loại RAM được ưa chuộng nhất hiện nay.
Có 2 thông số quan trọng trong RAM mà bạn phải nắm đó là: BUS và dung lượng
BUS là độ của kênh, đường dẫn truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác, khi BUS càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Một số BUS thường gặp như: 1600 MHz, 2133 MHz hay 2400 MHz.
Dung lượng RAM hay không gian lưu trữ càng lớn sẽ giúp laptop của bạn có thể chạy đa nhiệm được nhiều ứng dụng cùng lúc. Các mức dung lượng phổ biến bạn thường thấy như: 2GB, 4GB, 6GB, 8GB và 16GB.
Card đồ hoạ (VGA)
Card đồ họa hay card màn hình (VGA) có tên tiếng anh là Video Graphics Adaptor, một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xử lý các tác vụ có liên quan đến hình ảnh của laptop nói riêng và máy tính nói chung.
Có 2 loại card đồ họa cơ bản là card rời và card onboard
Card Onboard: được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (main) của laptop hay cụ thể hơn là CPU để thực hiện các tác vụ xử lý hình ảnh.
Card rời: cũng có nhiệm vụ xử lý các thông tin giống như Card Onboard nhưng card rời lại hoạt động độc lập và riêng lẻ hơn, do đó sẽ cho hình ảnh đồ họa sắc nét hơn rất nhiều.
Ở thời điểm hiện tại thì Nvidia và ADM chính là 2 hãng sản xuất card đồ họa danh tiếng, mỗi hãng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên theo thống kê thì tại thị trường Việt Nam card đồ họa của Nvidia đang được sử dụng phổ biến hơn cả, trong đó có thể kể đến như: GT740M, GT 650M, NVIDIA GeForce GT 700M Series hay NVIDIA GeForce GT 800 Series.
Ổ cứng là gì?
Các vấn đề như: tốc độ khởi động, sao chép xuất dữ liệu hay độ an toàn của dữ liệu cá nhân trên máy tính đều được quyết định bởi ổ cứng, đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng để lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân và luôn được truy xuất một cách thường xuyên.
Có mấy loại ổ cứng cơ bản?
Có 2 loại ổ cứng cơ bản là: HDD và SSD. So sánh ổ cứng hdd và ssd ta sẽ thấy rằng:
HDD là một loại ổ cứng truyền thống dạng đĩa tròn thường sử dụng chất liệu nhôm hoặc thủy tinh.
SSD là loại ổ cứng ở thể rắn mới ra đời trong những năm gần đây nhằm cải thiện tốc độ cũng như khắc phục những nhược điểm của ổ cứng HDD, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn SDD.
Pin Laptop
Pin cũng là một thông số quan trọng trong quá trình lựa chọn laptop, một số thành phần của pin mà bạn cần biết như:
Bo mạch: là nơi chứa những thông tin cần thiết để giúp máy có thể nhận dạng chính xác loại pin phù hợp.
Cell: bạn thường thấy trên thông số laptop có ghi 4 cell, 6 cell mà nhiều khi bạn không hiểu cell là gì? Thật ra mỗi cell là một cục pin li-ion có hiệu điện thế 3,6-3,7V cùng dung lượng 2200-2600mAh, bạn cứ hiểu đơn giản cell càng nhiều thì thời gian sử dụng càng lâu. Các loại pin 3, 4, 6, 8, 9 hay 12 cell thường rất phổ biến hiện nay.
Như vậy bạn đã hiểu được ý nghĩa cơ bản của các thông số rồi ha, vậy để đánh giá laptop hãng nào tốt thì cần những tiêu chí gì? Mời bạn tiếp tục theo dõi trong phần tiếp theo.
>> Xem thêm:
Những lý do thuyết phục bạn nên mua laptop Dell Latitude cũ
8 sai lầm cần tránh khi tìm mua máy tính xách tay cũ tại TPHCM
Tư vấn từ A đến Z trước khi mua lapop ThinkPad T440S cũ giá rẻ tại TPHCM
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Laptopxachtaymy