Bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm
Bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm, 95072, Lê Vân Blog MuaBanNhanh
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đã phát triển với mức độ thâm canh ngày càng cao nên khoáng đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể tôm nuôi. Các loại khoáng ứng dụng phổ biến trong ao tôm bao gồm khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm.
Định nghĩa khoáng là gì?
Khoáng chất bao gồm một nhóm các chất cần thiết cho sự phát triển, sinh trưởng và lột xác của tôm nuôi. Nhu cầu khoáng cho tôm thường phụ thuộc vào 3 tiêu chí:
— Tình trạng dinh dưỡng của tôm
— Hàm lượng khoáng chất trong thức ăn
— Nồng độ khoáng ở trong môi trường nước
Vai trò của các loại khoáng trong ao tôm
1 Vai trò của khoáng tạt nguyên liệu ao tôm
Khoáng tạt nguyên liệu là các loại khoáng chất như: CaCl2, MgCl2, KCl,…. cần thiết cho sự phát triển của tôm, giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, gia tăng năng suất cho người nuôi. Mỗi loại khoáng tạt nguyên liệu sẽ được đóng bao riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng người nuôi mới bổ sung từng loại sao cho hợp lý nhất.
Việc bổ sung khoáng tạt nguyên liệu ao tôm sẽ hữu ích trong việc phòng và trị các bệnh cong thân, đục cơ, ốp vỏ, mềm vỏ kinh niên, đồng thời khắc phục tình trạng tôm lột vỏ dính, giúp tôm tăng sức đề kháng chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường nước.
2. Vai trò của khoáng vi lượng cho tôm
Khác với khoáng tạt nguyên liệu, khoáng vi lượng cho tôm là tổng hợp 1 nhóm khoáng bao gồm các chất: Al, Co, Cu, F, I, Fe, Mn, Se, Zn, Ni,… có vai trò quan trọng trong cấu tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein, cần thiết cho sự lột xác và tăng trưởng của tôm.
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, khoáng vi lượng cho tôm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng. Tuy nhiên, nếu lượng khoáng vi lượng quá lớn cũng có thể gây hại cho tôm như giảm tăng trưởng, kém ăn, tăng tỷ lệ chết, do đó người nuôi cần có kiến thức để bổ sung khoáng vi lượng cho tôm hợp lý.
3. Vai trò của khoáng đa lượng
Nhóm khoáng đa lượng bao gồm các loại hóa chất Ca, Mg, P, Na, K, Cl,… đây là những thành phần chính cho bộ vỏ của tôm, tham gia cấu trúc nên thành mô. Nhóm khoáng đa lượng cũng là thành phần thiết yếu cho enzyme, hormone, sắc tố trên tôm.
Thông thường, người nuôi bổ sung các nhóm đa lượng cho tôm thông qua môi trường nước, còn đối với ao nuôi thâm canh mật độ con giống lớn thì có thể bổ sung khoáng đa lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với tạt xuống ao nuôi. Trong nguyên tố đa lượng thì Na và Cl là quan trọng nhất, nếu thiếu 2 thành phần này tôm sẽ chết ngay.
Trong điều kiện tự nhiên thì tôm có thể hấp thụ lượng lớn các loại khoáng chất từ nước biển như Ca, Na, Cl và Mg nhưng trong nuôi thâm canh như hiện nay thì hầu hết các nhóm khoáng đa lượng sẽ được bổ sung qua thức ăn. Nếu hàm lượng Ca, P, Mg trong thức ăn quá thấp sẽ gây ra các hiện tượng tôm chậm lớn, tôm lột khó lột vỏ và gây ra các hiện tượng đục cơ và cong thân trên tôm thẻ chân trắng.
=> Lưu ý: Mỗi loại khoáng đều đem đến những công dụng hữu ích cho sự phát triển của tôm nuôi. Khi bổ sung khoáng tổng hợp đa lượng, vi lượng mà thành phần không đủ các yếu tố cần thiết như Ca, Mg và Kali thì cần sử dụng thêm khoáng tạt nguyên liệu để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho tôm, đặc biệt vào mùa mưa.
Biểu hiện khi tôm bị thiếu khoáng
— Thời gian đầu tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm
— Tôm bị đục cơ từng phần, đục cơ toàn thân và cong thân
— Nếu bị nặng tôm sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt dài đến cuối vụ nuôi (có ao rớt vài con, có ao rớt vài chục, có ao rớt từ 9 – 10 kg mỗi ngày)
— Tôm khó lột xác, mềm vỏ, kém ăn, chậm lớn
Cách bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, vi lượng cho tôm
Nếu nước có độ mặn cao hoặc thấp nhưng nồng độ khoáng tối ưu và tỉ lệ ion thích hợp thì người nuôi không cần phải bổ sung thêm khoáng tạt nguyên liệu cho tôm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nuôi do các tác động từ yếu tố bên ngoài như sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước,… sẽ làm khoáng chất bị mất đi một phần, cần phải thường duyên theo dõi, kiểm tra đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao bằng bộ kit kiểm tra chỉ tiêu ao nuôi – Sera với các loại như: Kit test Fe Sera, Kit test Mg Sera, Kit test Clo Sera, Kit test Ca Sera hoặc lựa chọn bộ test 9 chỉ tiêu để thường xuyên kiểm tra hàm lượng khoáng một cách chính xác nhất.
Hiện nay, có rất nhiều cách bổ sung khoáng cho tôm, đó là sử dụng khoáng tạt nguyên liệu dạng bột, khoáng dạng lỏng và khoáng bổ sung trực tiếp vào khẩu phần thức ăn của tôm nuôi. Việc bổ sung các loại hóa chất vào thức ăn còn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của các loại khoáng này ở môi trường nước. Nên bổ sung các loại muối khoáng tinh thể, dễ dàng hòa tan trong môi trường nước, hoặc tốt nhất nên trộn vào thức ăn để hiệu quả cao hơn.
Thời điểm thích hợp có thể vào buổi chiều hoặc vào ban đêm từ lúc 10 – 12 giờ. Bởi lẽ, trong thời kỳ tôm lột xác thì nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ. Quá trình tôm hấp thu khoáng chất sẽ diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn từ 2 – 4 giờ.
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác thì cần phải định kỳ tạt bột xuống ao với liều lượng 1kg/1.000 m3 kết hợp với việc trộn khoáng nước với liều lượng 10ml/kg thức ăn sẽ khắc phục được hiện tượng mền vỏ và khó lột xác trên tôm
Giai đoạn tôm từ 30 – 65 ngày tuổi là giai đoạn tôm tăng trưởng mạnh nhất và cần một lượng Ca, Mg lớn, nên người nuôi cần bổ sung định kỳ bằng việc trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày).
iện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm bởi các thương hiệu uy tín và hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Tùy vào từng loại sản phẩm mà người nuôi sử dụng đúng liều lượng theo nhà sản xuất yêu cầu, nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Việc bổ sung khoáng tạt nguyên liệu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng cho tôm không những giúp tôm khỏe mạnh mà còn tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm nuôi. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ được người nuôi vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Sản phẩm bán chạy, tiêu điểm của Lê Vân
-
Phòng và chữa bênh cho tôm cá bằng Streptomycin10,000 VNDBãi xe Phúc Thịnh, kho Đại Đồng Sơn, B11/33C Trần Đại Nghĩa, Ấp 2, Tân Kiên, Bình Chánh, TPHCM - Huyện Bình Chánh - Hồ Chí Minh
-
-
Cefotaxime Ấn Độ phòng và điều trị các bệnh về gan và đường ruột cho tôm10,000 VND25/1C đường Nguyễn Hậu. Tân Thành, Tân Phú, TP.HCM - Huyện Bình Chánh - Hồ Chí Minh
-
Oxy bột (sodium percarbonate)1,500 VND981/2A Phạm Văn Đồng, Phường Linh Tây ,Thủ đức - HCM - Huyện Bình Chánh - Hồ Chí Minh