Bí kíp chào hỏi bỏ túi ngay khi đi du lịch vòng quanh thế giới
Bí kíp chào hỏi bỏ túi ngay khi đi du lịch vòng quanh thế giới, 46045, Lavender Blog MuaBanNhanh
Salam là cách chào hỏi đặc trưng của người Malaysia. Đầu tiên, hai người sẽ cùng nắm lấy hai bàn tay của nhau, sau đó một người sẽ chủ động nắm lấy bàn tay của đối phương đặt lên lồng ngực phía bên trái tim của mình.

Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: “Mano Po” (“mano” là tay còn “po” là kính trọng)
Người Thái khi gặp nhau sẽ chào theo kiểu hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước. Khi chào, hai tay sẽ khép lại như hình hoa sen búp để thể hiện sự tôn trọng và đặt người đối diện ở vị thế cao. Còn khi chào mà hai tay nép sát ngược là thể hiện cái chào từ đáy lòng.
Ở một số dân tộc người Tạng, thè lưỡi là cách chào hỏi thân thiện. Nếu muốn từ chối kiểu chào này, hãy nhai một ít cam thảo trong miệng để không phải thè lưỡi ra.
Tại Ấn Độ để thể hiện sự kính trọng, người ít tuổi thường chạm vào bàn chân người đối diện. Sự chào hỏi này được gọi là "Pranama"
Khi gặp người Mỹ, bạn nên chào hỏi họ bằng cách bắt tay hoặc đấm tay vào người đối diện.
Một cách chào hỏi khác của người dân ở Greenland nói riêng và Bắc Cực nói chung sẽ chào theo kiểu người Eskimo, được gọi là kiểu chào kunik. Hai người gặp nhau sẽ ấn mũi và môi trên vào nhau.
Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là “hongi”. Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.
Theo Year1
Lavender Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.