Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng có giải pháp phòng bệnh như thế nào?
Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng có giải pháp phòng bệnh như thế nào?, 84167, Đinh Hùng Blog MuaBanNhanh
Nguyên nhân gây nên bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng
Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng thường bắt đầu xuất hiện tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến khi trưởng thành, bệnh có biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ.
Đục cơ do nhiệt độ : Vào ban ngày khi cho tôm ăn khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn của tôm, tôm trong nhá sẽ nhảy lên búng mạnh , gặp nhiệt độ cao đuôi tôm uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục.
Đục cơ do hàm lượng oxy thấp : Trường hợp này xày ra khi lượng oxy trong ao nuôi sẽ thấp nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao, bới vậy sẽ gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân trên tôm.
Đục cơ do thiếu khoáng : Nếu tôm bỏ ăn là biểu hiện của tôm bị thiếu khoáng thiết yếu như Ca, Mn, P, Mg … vì vậy người nuôi cần bổ sung ngay chất khoáng ngay từ khi phát hiện. Trong suốt vụ nuôi cũng cần dùng thêm các men vi sinh và chế phẩm tự nhiên để bổ sung các khoáng chất và phòng bệnh đục cơ ở tôm thẻ.
Đục cơ do chuyển ao : Khi bà con kéo lưới để bắt tôm nhằm mục đích thu tỉa hay chuyển tôm sang ao mới, tôm nhảy lên sẽ bị số do gặp nhiệt độ cao nên một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục hoặc có sự pha lẫn giữa màu đỏ hoặc hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết sau thời gian ngắn còn những con khác bị nhẹ nếu hồi phục được thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Ngoài những trường hợp trên tôm còn có thể bị đục cơ so bệnh bởi ở những vùng nuôi nước có độ mặn cao khiến ao nuôi bị ô nhiễm làm tôm bị nhiễm virus IMNV (Infectiuos Myonecrosis Virus) làm cơ thể cũng chuyển sang trắng đục
Giải pháp phòng ngừa bệnh đục cơ ở tôm thẻ
Tôm trước khi thả giống và chuyển sang ao mới bà con nông dân nên sử dụng PCR để kiểm tra xác định nhanh các bệnh trên tôm. Với phương pháp mới này có thể phát hiện tất cả tác nhân gây bệnh ADN/ARN trên tôm với thao tác vô cùng đơn giản. Với cách xác định bệnh tôm bằng phương pháp PCR sẽ giúp bà con chủ động để phòng chống bệnh đục cơ ở tôm thẻ.
Sử dụng máy PCR di động – Pockit Xpress phát hiện tác nhân gây bệnh trên tôm
Do nhiệt độ môi trường nước thay đổi đột ngột, bà con nên hạn chế sử dụng vó để kiểm tra tôm trong khi thời tiết nắng nóng, đồng thời luôn duy trì hoạt động của quạt khí ít nhất một dàn quạt kể cả khi cho tôm ăn để đảm bảo cung cấp đủ lượng khí oxy cho tôm trong ao.
Cung cấp lượng thức ăn ăn phù hợp với mật độ nuôi, không nên bỏ thừa thức ăn trong ao để tránh tình trạng ao nuôi bị ô nhiễm nước. Đông thời trộn thêm các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm ăn khỏe và ngăn ngừa được các loại bệnh thường gặp.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra bệnh đục cơ ở tôm thẻ để hiểu rõ hơn về cách trị bệnh đục cơ hãy liên hệ tới sản xuât tôm an toàn để được các kỹ thuật viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Chúc bà con một vụ mùa bội thu !!
Nguồn: sanxuattomantoan
Đinh Hùng Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.