Bật mí cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Bật mí cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng, 84165, Đinh Hùng Blog MuaBanNhanh
Nguyên nhân gây bệnh
Nhìn chung những ao nuôi tôm bị bệnh đốm đen khi kiểm tra phần lớn đều có hàm lượng khí độc vượt ngưỡng cho phép như NO2 hoặc NH3 do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây nên, những vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi. Vi khuẩn gây bệnh đốm đen phát triển mạnh ở các ao, đầm dơ bẩn, ô nhiễm nặng, tích tụ nhiều các loại khí độc. Từ đó độ kiềm dưới 100 mg/l kéo dài và hàm lượng oxy giảm thấp, không đạt ngưỡng tối ưu 6 mg/l trong suốt thời gian nuôi khiến ao nuôi bị ô nhiễm.
Thời gian và biểu hiện mắc bệnh
Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng xảy ra ở các độ mặn khác nhau từ 5% cho đến 20 - 25%. Thời gian tôm mắc bênh tập trung ở giai đoạn 25 – 45 ngày tuổi, tôm thường có tỷ lệ mắc bệnh đốm đen cao vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường kéo dài trong 5 – 10 ngày, hoặc nhiệt độ nước trên 29 độ C trong thời gian dài.
Tôm nhiễm bệnh nhẹ vần ăn và săn mồi bình thương, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy gan yếu nhợt nhạt nhưng lại có hiện tượng đuôi bị mòn và cụt dâu, đuôi có thể phồng nhẹ , râu và đuôi tôm chuyển dnag màu đỏ. Đốm đen nhỏ xuất hiện ẩn dưới lớp vỏ hoặc các đốm đen xuất hiện thành cụm ở giáp đầu ngực, phụ bộ ở thân tôm hoặc ở vùng mang nhưng sau khi lộc xác xong sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh.
Tôm nhiễm bệnh nặng thường lờ đờ hay bỏ ăn, tấp bờ, tăng tưởng chậm, khó lột xác vì vỏ bị dính vào vỉ cũ hoặc mất phụ bộ khi lột xác. Khi đó bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi, xuất hiện dấu hiệu trắng lưng, đục thân, ruột rỗng và gan tụy nhợt nhạt. Vỏ tôm đã bị ăn mòn và bị lở loét ở phần dưới vỏ, đây là thuận lợi để các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công vào tôm làm cho bệnh nặng thêm.
Cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Để áp dụng thành công việc trị tôm bị đốm đen thì chủ đầm tôm quan sát thấy tôm có diếu hiệu nhiễm bệnh, lúc đó cần phải dùng máy PCR POCKIT, máy PCR đi động POCKIT EXPRESS, máy PCR cầm tay POCKIT MICRO để phát hiện tôm bệnh và sàng lọc tôm.
Khi đã xác định và sàng lọc được tôm bệnh cần bổ sung Vitamin C – TẠT liều 1kg/1000 m3 nước , khoáng và trộn vitamin C liều 2 – 5 g/kg thức ăn cho tôm ăn để kích tôm lột vỏ. Sau cùng cần bổ sung dưỡng chất cho tôm bằng nem vi sinh, chế phẩm sinh học ở giai đoạn hồi phục sức khỏe.
Để hiểu rõ hơn về cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng hãy gọi ngay cho sản xuất tôm an toàn theo đường dây nóng 19002820 để được các kỹ thuật viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Nguồn:sanxuattomantoan
Đinh Hùng Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.