5 mẹo nhỏ trong thiết kế hệ thống âm thanh cho phòng hát karaoke
5 mẹo nhỏ trong thiết kế hệ thống âm thanh cho phòng hát karaoke, 77647, Giang Trà Blog MuaBanNhanh
Nó chính là công cụ giúp bạn đắm chìm trong cảm xúc của những thanh âm tuyệt vời và thỏa sức thể hiện tình yêu, sự lãng mạn của mình với âm nhạc.
Chính vì vậy, việc thiết kế hệ thống âm thanh luôn nhân được sự quan tâm bậc nhất đối với bất kì ai đang có nhu cầu xây dựng phòng hát karaoke, từ người chủ quán cho đến những người sành nhạc và đang muốn tự tạo cho mình một không gian karaoke riêng tại nhà.
5 mẹo nhỏ trong thiết kế hệ thống âm thanh cho phòng hát karaoke
1. Hãy để đầu đĩa của bạn tránh xa hệ thống loa.
Các thiết bị như đầu đĩa CD, DVD hay đầu đĩa than vốn rất nhạy cảm với những rung động. Nếu bạn đặt loa quá gần các thiết bị này, sóng âm vô hình sẽ tạo nên những xung động ngoại chấn, gây rung lắc và khiến chiếc mâm quay của đầu đĩa không còn hoạt động chính xác. Điều đó gây ra sự mất đọc, làm thay đổi âm sắc, gây méo tiếng và tàn phá chất lượng âm thanh trong phòng hát của bạn.
2. Tránh cộng hưởng âm
Mỗi chiếc loa trong hệ thống âm thanh của bạn có thể cộng hưởng âm với những chiếc loa khác trong cùng hệ thống gây nhiễu âm, thậm chí trong một số trường hợp đăc biệt, chúng còn khiến bạn không còn nghe thấy âm thanh gì cả.
Cách tốt nhất để tránh cộng hưởng âm trong phòng hát đó chính là không đặt loa song song với cạnh tường. Hãy để loa tạo một góc khoảng 15 độ so với tường, hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe để tạo thành hình tam giác với một góc 15 độ.
3. Lưu ý thật kĩ đến vị trí ngồi nghe trong phòng hát
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng chỉ cần đặt ghế của người nghe sao cho thật thuận tiện trong việc di chuyển là được phải không nào? Nhưng thực tế, bạn có thể vô tình khiến người nghe cảm thấy bực bội, khó chịu và chỉ muốn thoát ngay ra ngoài càng nhanh càng tốt. Tại sao vậy? Âm thanh luôn có những đăc tính riêng mà bạn cần nắm rõ trước khi nghĩ đến chuyện sắp xếp chỗ ngồi trong phòng hát.
4. Sử dụng vật liệu tiêu âm
Để giảm thiểu cộng hưởng âm và méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Đừng để trống hai bên tường, hãy đặt vào đó kệ sách, kệ đĩa hay các hộp tán âm tự gia công bằng gỗ. Bạn cũng có thể bố trí thêm màn hình hoặc dùng mousse dán cách âm lên tường và trần.
5. Nên dùng micro có dây hay không dây?
Điều này phụ thuộc vào quy mô phòng hát của bạn. Micro có dây luôn được biết đến với chất lượng thu âm cao, ổn định do dùng dây nối trực tiếp, nhưng bên cạnh đó chính những chiếc dây nối lại đem đến một số phiền toái, gây vướng víu, khó chịu mỗi khi người hát muốn di chuyển tự do, đặc biệt là khi trong phòng có nhiều người.
Một mớ dây rợ lộn xộn trong một không gian kín, bó hẹp, thật quá rắc rối phải không nào? Ngoài ra, nếu bạn không tiếp đất tốt cho đầu thu micro, bạn có thể khiến người hát bị điện giật, gây hoảng sợ do điện từ micro có thể rò sang tay của người cầm.
Vì vậy, khi bạn muốn triển khai một phòng hát karaoke cỡ lớn dành cho nhóm hát đông người hoặc bạn cần làm thông thoáng không gian trong phòng hát của bạn thì bộ micro không dây chính là lựa chọn lý tưởng.
Giang Trà Chưa xác định sản phẩm bán chạy, tiêu điểm.